xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM: Vỉa hè lại gây tranh luận

GIA MINH - LÊ PHONG - SỸ ĐÔNG - PHAN ANH

Vỉa hè là không gian cần được chia sẻ quyền lợi với nhiều nhóm dân cư khác nhau, không đơn thuần chỉ phục vụ cho mục đích giao thông

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến vừa giao Sở Giao thông Vận tải (GTVT) khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 74/2008 của UBND TP về quy định quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn.

Dành 1,5 m vỉa hè cho người đi bộ

Trước đó, Sở GTVT TP đã trình dự thảo thay thế Quyết định 74. Dự thảo này ra đời sau nhiều lần chỉnh sửa (6 lần dự thảo), lấy ý kiến 44 tổ chức, 21 chuyên gia, 30 cơ quan, đơn vị góp ý.

Theo dự thảo, Sở GTVT TP đề xuất vỉa hè rộng dưới 1,5 m sẽ ưu tiên dành cho người đi bộ; vỉa hè rộng từ 1,5 m đến dưới 3 m, dành tối thiểu 1,5 m cho người đi bộ, phần còn lại sử dụng vào các mục đích khác; vỉa hè rộng từ 3 m đến trên 5 m, ít nhất dành 1,5 m cho người đi bộ, phần còn lại, ngoài việc tổ chức các hoạt động khác, còn được phép giữ xe có thu phí. Như vậy, vỉa hè dù rộng hay hẹp vẫn phải luôn dành cho người đi bộ 1,5 m.

TP HCM: Vỉa hè lại gây tranh luận - Ảnh 1.

Doanh nghiệp vệ sinh môi trường lo việc tập trung các xe thu gom rác ở dưới lòng đường phải trả phí Ảnh: SỸ ĐÔNG

Theo Sở GTVT TP, 10 năm thực hiện Quyết định 74 đã góp phần quản lý lòng đường, vỉa hè tốt hơn. Tuy nhiên, có một số tồn tại khiến hiệu quả quản lý, sử dụng vỉa hè chưa cao. Đơn cử như việc phân cấp cho Sở GTVT, UBND các quận, huyện và các tổ chức khác có liên quan về ban hành danh mục các tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố làm điểm đỗ xe, trông, giữ xe có thu phí trên địa bàn TP… chưa được đẩy mạnh. 

Chưa quy định chi tiết điều kiện vỉa hè cần có để tổ chức các hoạt động có tính chất khác nhau; chưa quy định phạm vi sử dụng, phân định các mục đích khác nhau qua một số hình thức như kẻ vạch sơn, lát gạch phân biệt khác nhau, rào chắn cố định, biển báo hướng dẫn; chưa quy định một số hoạt động khác diễn ra trên lòng đường như điểm trung chuyển rác thải của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị, tổ chức các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội; chưa quy định cơ quan cấp phép.

Còn nhiều băn khoăn

Theo TS Võ Kim Cương, nguyên Kiến trúc sư trưởng TP, trong dự thảo mới, nhiều nội dung phù hợp với tình hình thực tế so với trước. Trong các mục đích sử dụng vỉa hè, lòng đường đã phần nào thể hiện được trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân khi sử dụng không gian công cộng. Tuy nhiên, trách nhiệm của các cơ quan chức năng chưa rõ ràng, dễ lặp lại tình trạng nếu quản lý không tốt thì không ai chịu trách nhiệm.

TS Nguyễn Thị Hậu nhìn nhận để quản lý và sử dụng vỉa hè hiệu quả, không chỉ tập trung vấn đề an toàn giao thông, mỹ quan đô thị mà cần tính đến bài toán kinh tế mà vỉa hè mang lại. Dưới góc nhìn về văn hóa và kinh tế - đô thị, bà Hậu cho rằng vỉa hè là không gian cần được chia sẻ quyền lợi với nhiều nhóm dân cư khác nhau, không đơn thuần chỉ phục vụ cho mục đích giao thông. 

Cụ thể, có 2 nhóm đối tượng chính có nhu cầu sử dụng vỉa hè: người bán hàng rong và các cửa hàng muốn mở rộng không gian kinh doanh trên vỉa hè. Với các cửa hàng, vị trí buôn bán trên vỉa hè thường cố định, trong khi những người bán hàng rong thì có thể tận dụng bất cứ không gian nào để hoạt động. Với đặc trưng là nhiều người bán hàng rong cố định ở một vị trí trong một khoảng thời gian nhất định, bà Hậu gợi ý có thể cùng một vị trí đó nhưng buổi sáng là người bán xôi, buổi trưa người khác bán cơm, chiều bán nước giải khát… Họ chia sẻ vị trí đó cũng như cơ hội để kiếm tiền với nhau.

Dưới góc độ quản lý, nhiều địa phương tỏ ra băn khoăn. Ông Cao Hồng Việt, Phó Chủ tịch UBND phường Phạm Ngũ Lão (quận 1), cho biết trên địa bàn phường có 17 tuyến đường, trong đó 3 tuyến đường vỉa hè chưa đủ 1,5 m, nhiều tuyến đường không có tính đồng bộ. Đơn cử, đường Bùi Viện, phần lớn vỉa hè rộng 3 m nhưng có đoạn chưa đến 1,5 m.

"Nếu dự thảo được áp dụng, những hộ dân có vỉa hè nhỏ sẽ không được đậu xe, kinh doanh. Còn giải tỏa cho vỉa hè rộng ngang nhau rất khó khăn vì việc lấn ra ngoài từ lâu, các căn nhà hiện tại đã xây dựng kiên cố" - ông Việt nói. Còn theo một cán bộ phòng đô thị quận 1, dự thảo cho phép vỉa hè rộng từ 1,5 đến 3 m, sau khi dành tối thiểu 1,5 m cho người đi bộ, phần còn lại có thể sử dụng trông giữ xe tự quản sẽ dễ phát sinh hiện tượng trục lợi, lợi dụng giữ xe thu tiền.

Tại quận Tân Phú, một lãnh đạo quận thông tin hiện quận có 17 tuyến đường có vỉa hè 3 m, còn lại hầu hết vỉa hè rất nhỏ. Dự thảo này quy định chi tiết, cụ thể hơn việc sử dụng và quản lý vỉa hè nhưng lại dễ xảy ra việc so bì. 

Doanh nghiệp rác lo lắng

Dự thảo lần này đề xuất các điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị buộc phải trả phí khi sử dụng lòng đường, vỉa hè. Phó giám đốc một công ty dịch vụ công ích khu vực ngoại thành cho biết hiện các xe thùng 60 lít thu gom rác trên đường phố thường phải tập kết tại các điểm hẹn ngay dưới lòng đường để xe ép rác chở đi. Nếu phải trả phí thì chưa biết hạch toán chi phí này vào đâu, nhà nước hỗ trợ không hay là phải tăng phí thu gom, vận chuyển rác để bù đắp.

Theo ghi nhận, các quận nội thành như 1, 3, 5 do không có các trạm trung chuyển rác nên các xe thu gom thường phải tập kết ngay dưới lòng đường để chờ xe ép rác đến gom.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo