xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vượt qua khủng hoảng Covid-19 để vươn lên

Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngân Hà (chuyên viên phân tích dữ liệu Dự án Viện trợ y tế quốc tế - Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ)

Để bắt kịp đà phát triển chung, Việt Nam cần phát triển hệ thống chiến lược ngắn và dài hạn trong những lĩnh vực trọng yếu nhằm tiếp tục giữ đà tăng trưởng ổn định trong khu vực và vươn tầm thế giới

Đại dịch Covid-19 kéo dài không chỉ mang lại nhiều thử thách cho thế giới mà còn đưa đến những cơ hội phát triển trong giai đoạn sau dịch.

Kiện toàn hệ thống cung ứng

Hệ thống cung ứng là xương sống của một nền kinh tế. Với những thử thách mà dịch Covid-19 mang đến trong thời gian qua, tầm quan trọng của hệ thống cung ứng offline và online càng cần được chú trọng. 

Hệ thống nhà xưởng thuộc các ngành nhu yếu phẩm cần được ưu tiên trong mọi hoàn cảnh, chính sách thuế cũng nên linh động cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này. Bên cạnh đó, hệ thống cầu cảng, đường sá nên được thông suốt và thường xuyên bảo trì nhằm bảo đảm giao thông được liền mạch, tránh dồn ứ hàng hóa ở những cửa ngõ quan trọng.

Các nước phát triển cũng đã lưu tâm chú trọng số hóa các ngành cốt yếu và cả vận tải trong hệ thống giao thương quốc tế. Chúng ta cũng nên đồng bộ và tối ưu hóa dữ liệu trên các nền tảng kỹ thuật số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm thời gian cho các bên.

Giấy tờ thông quan cũng cần được số hóa và chuẩn hóa bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Bằng cách này, Việt Nam có thể tiếp tục giữ chân doanh nghiệp và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh kinh tế thế giới sẽ có ít nhiều khó khăn sau đại dịch.

Đẩy mạnh áp dụng công nghệ và khoa học dữ liệu

Sau đại dịch, thế giới mới thật sự bước vào giai đoạn số hóa trên mọi phương diện. Nhìn chung, những ngành dịch vụ tiếp xúc trực tiếp giữa người với người (đặc biệt là ngành hàng truyền thống) sẽ bắt đầu bị cơn lốc số hóa đổ bộ.

Các quốc gia phát triển có thể đứng vững trước sự hoành hành của đại dịch nhờ sự chuẩn bị về kỹ thuật số trong rất nhiều năm trước đó cộng với hệ thống cơ sở hạ tầng online ổn định.

Điển hình là nhiều quốc gia ngay lập tức ngưng bán hàng trực tiếp, đóng cửa khá nhiều mặt bằng và chuyển đa số thị phần sang mua bán trực tuyến để bảo đảm an toàn và duy trì doanh số.

Vượt qua khủng hoảng Covid-19 để vươn lên - Ảnh 1.

Bán hàng qua app tại TP HCM trong những ngày dịch bệnh. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Bên cạnh đó, để áp dụng khoa học - công nghệ cho môi trường trong nước, cần phải chuẩn bị hệ thống cơ sở hạ tầng mạnh, kiến thức chuyên môn từ các chuyên gia, cơ chế đãi ngộ nhân tài, phát triển đầu ra cho sản phẩm, đẩy mạnh trao đổi giữa người làm công nghệ với chủ doanh nghiệp và cả bộ máy lãnh đạo.

Khoa học dữ liệu cũng có thể được áp dụng, phân tích hiệu quả cho nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội trước khi đưa ra những chính sách mang tầm vĩ mô. Những bước đi này không chỉ nằm trong chiến lược ngắn hạn mà còn rải đều trong chiến lược dài hạn trên hành trình phát triển.

Khoa học - công nghệ không chỉ là cơ hội mà còn là phương thức đi tắt đón đầu trong kỷ nguyên mới. Bên cạnh những ngành nghề truyền thống vốn là thế mạnh của Việt Nam, cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển công nghệ kỹ thuật trong tương lai khi các quốc gia đều bắt đầu thật sự chú tâm đến cuộc đua sinh tồn này. 

Hơn nữa, công nghệ kỹ thuật cũng đã và đang góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia, tạo ra nhiều điều kiện giao lưu, học hỏi và trao đổi công nghệ toàn cầu.

Chú trọng giáo dục, y tế, an sinh

Những chính sách phát triển giáo dục theo hướng công nghệ có thể được ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn vãn và hậu dịch. Tuy vậy, cơ sở hạ tầng và thiết bị số hóa cần bảo đảm (nhất là internet đường truyền tốc độ cao và ổn định) mới đáp ứng được nhu cầu số hóa mạnh mẽ trong cuộc đua toàn cầu này.

Những khóa huấn luyện kỹ năng dạy online cần được đồng bộ và phát triển trên diện rộng cho giáo viên, học sinh và cả phụ huynh. 

Về lâu dài, chúng ta còn cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bằng nhiều phương thức như: trao học bổng trong và ngoài nước, phát triển các chương trình liên kết đào tạo nước ngoài, tạo điều kiện cho nhân lực gốc Việt có trình độ cao về nước làm việc.

Hệ thống y tế cần được đầu tư không chỉ về vật tư y tế mà cả về nguồn nhân lực có trình độ cao. Chế độ đãi ngộ cũng như huấn luyện chuyên môn ngành y nên được khuyến khích bằng những chính sách thiết thực. 

Chăm sóc tinh thần cho đội ngũ tuyến đầu nên được đưa vào chương trình phát triển. Bên cạnh những đề xuất hướng tới quá trình vươn tầm thế giới, những chính sách phát triển an sinh xã hội trong nước sẽ giúp Việt Nam có những bước phát triển bền vững trong tương lai.

Hệ thống chiến lược

Cần thành lập ban cố vấn chuyên môn gồm các chuyên gia trong và ngoài nước thường xuyên giao lưu với các tổ chức công nghệ, giáo dục và y tế quốc tế. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để hỗ trợ quá trình nghiên cứu và phát triển dài hạn.

Hiện tại, các chuyên gia gốc Việt đang có mặt tại nhiều quốc gia với nền khoa học - công nghệ phát triển.

Nếu những kết nối nhân lực đa quốc gia này được hình thành, chúng ta có thể học hỏi được bài học phát triển của thế giới kết hợp với những hiểu biết cụ thể về tình hình kinh tế - xã hội tại Việt Nam.

Các hình thức giao lưu và trao đổi cũng nên được điều phối linh hoạt để kiến thức chuyên môn thường xuyên được bổ túc và hỗ trợ một cách phù hợp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo