xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xử lý xe cồng kềnh: Cần sự đồng bộ

Nhóm Phóng viên

Để giải quyết triệt để tình trạng xe cồng kềnh lưu thông trên đường phố, cần xử lý nghiêm vi phạm, tạo công ăn việc làm khác phù hợp cho người chở thuê, đẩy mạnh quỹ phúc lợi xã hội…

Tình trạng xe chở hàng cồng kềnh, hàng hóa xếp không bảo đảm an toàn, gây cản trở giao thông diễn ra khá phổ biến ở Hà Nội, TP HCM và nhiều địa phương khác trên cả nước. Ngay sau những vụ tai nạn với hậu quả nghiêm trọng do xe chở cồng kềnh gây ra tại Hà Nội, hằng ngày, những phương tiện này vẫn vô tư chạy trên đường phố.

Thường xuyên kiểm tra và xử lý

Trao đổi với chúng tôi, trung tá Huỳnh Trung Phong, Phó trưởng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC67) Công an TP HCM, cho rằng TP HCM là nơi tập trung đông các hoạt động giao thương, mua bán hàng hóa tấp nập nên có hàng chục ngàn phương tiện xe thô sơ, xe cơ giới 3 bánh, xe thô sơ 3, 4 bánh hoạt động. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm an toàn giao thông và tính mạng của người tham gia giao thông, việc cấm các phương tiện này là cần thiết.


Chiếc xe ba gác chở cuộn tôn dài hơn 10 m di chuyển trên đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp, TP HCM) Ảnh: GIA MINH

Chiếc xe ba gác chở cuộn tôn dài hơn 10 m di chuyển trên đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp, TP HCM) Ảnh: GIA MINH

Trung tá Phong cho biết UBND TP HCM đã có Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND cấm và hạn chế xe cơ giới 3 bánh và xe thô sơ 3, 4 bánh lưu thông trong khu vực nội đô và trên một số tuyến đường thuộc địa bàn TP. Cụ thể, đối với xe cơ giới 3 bánh tự chế, xe thô sơ 3, 4 bánh tự chế không có đăng ký thì không được phép lưu thông trong khu vực nội đô và trên các quốc lộ thuộc địa bàn TP.

Với những xe có đăng ký và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp biển số thì cấm lưu thông trong khu vực trung tâm TP và một số tuyến đường ngoài khu vực trung tâm. Khi lưu thông phải tuân thủ các quy định về thời gian, tuyến đường, đoạn đường được phép lưu thông.

Cũng theo trung tá Phong, thời gian qua, công tác kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp xe cơ giới 3 bánh và xe thô sơ 3, 4 bánh vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ - đường sắt luôn được PC67 xác định là một trong những chuyên đề công tác trọng tâm, được triển khai một cách đồng bộ, thường xuyên và hiệu quả. Theo đó, căn cứ vào thực tế địa bàn đảm trách, các đơn vị trực thuộc phòng sẽ bố trí các tổ công tác phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tiến hành tuần tra kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tập trung đẩy mạnh xử lý tại khu vực trung tâm TP và trên các tuyến quốc lộ thuộc địa bàn đảm trách. Ban chỉ huy các đơn vị thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, định kỳ họp rút kinh nghiệm, từ đó đề ra các giải pháp nhằm xử lý triệt để tình trạng trên.

Cần lộ trình cấm xe thô sơ

Do ý thức chấp hành các quy định pháp luật khi tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện còn thấp, phần lớn các phương tiện nói trên là xe tự lắp ráp, bị thay đổi kết cấu phục vụ cho mục tiêu chuyên chở hàng hóa dẫn đến nguy cơ tăng tai nạn giao thông. Vì vậy, ngoài biện pháp tuần tra, xử lý vi phạm, PC67 còn phối hợp cùng UBND, các đội CSGT quận, huyện tổ chức gửi thông báo về địa phương nơi cư trú đối với các trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm. Đồng thời phối hợp tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động người dân và các hộ kinh doanh, doanh nghiệp ký cam kết chấp hành các quy định pháp luật.

Về việc cấm hẳn loại phương tiện này, PGS-TS Phạm Xuân Mai, Khoa Kỹ thuật giao thông Trường Đại học Bách khoa TP HCM, cho rằng cần có lộ trình để chủ phương tiện thay đổi nghề nghiệp. Ngoài ra, TP nên có chính sách hỗ trợ, nhất là người lớn tuổi không thể đổi nghề, để họ ổn định cuộc sống. “Nếu chúng ta chỉ cấm và xử phạt thì rất khó. Bởi không có việc làm phù hợp, sau một thời gian, họ quay trở lại nghề cũ” - ông Mai nói.

Còn theo chuyên gia giao thông Phạm Sanh, việc cấm là phù hợp nhưng phải thực hiện đồng bộ, không nên chỗ làm, chỗ không hoặc vì một lý do nào đó mà nhiều nơi vẫn để các phương tiện này tồn tại gây mất an toàn giao thông, đe dọa tính mạng người dân. “Nếu CSGT xử lý nghiêm đối với chủ phương tiện chở hàng quá khổ, quá tải hoặc không đủ điều kiện tham gia giao thông thì việc cấm sẽ thực hiện được” - ông Sanh nhấn mạnh.

Trong khi đó, luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng phải làm nghiêm, vi phạm thì bắt, xử phạt nặng và tịch thu phương tiện. Ngoài ra, cần có giải pháp lâu dài là cho người dân học nghề, tạo môi trường thuận lợi, tìm kiếm đầu ra để họ có thể sống được với công việc mới. Bên cạnh đó, chính quyền phải đẩy mạnh quỹ phúc lợi xã hội với những người có công với đất nước, thương binh, bệnh binh, tàn tật… Suy cho cùng cũng vì mưu sinh, nếu được quan tâm chu đáo, có việc làm phù hợp, họ sẽ không hành nghề cũ nữa.

Thêm một vụ tai nạn từ xe cồng kềnh

Khoảng 8 giờ ngày 28-9, trên đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), xe ba gác (gắn logo “thương binh”) do ông Trần Văn Thắng (46 tuổi) điều khiển chở hàng cồng kềnh va chạm với xe đạp điện do sinh viên Hoàng Thúy Mỹ (19 tuổi) điều khiển. Vụ va chạm khiến chiếc xe ba gác bị lật xuống đường, cả hai đều bị thương nặng.

Ng.Hưởng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo