xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bay Tết: Tăng chuyến, lo tăng tỉ lệ delay

Dương Ngọc

(NLĐO)- Chỉ còn vài ngày nữa ngành hàng không bước vào cao điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với số chuyến bay và tải cung ứng dự kiến tăng so với Tết năm ngoái, trong khi tỉ lệ chuyến bay "delay" đang tăng cao dịp cuối năm khiến nhiều người dân lo lắng

Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 12-2023, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện 20.950 chuyến bay, tăng so với các tháng trước đó. Trong đó, số chuyến bay cất cánh đúng giờ (OTP) chiếm tỉ lệ 79,4%, giảm gần 5 điểm phần trăm so với tháng trước. Chuyến bị chậm giờ chiếm tỉ lệ 20,6%, tăng gần 5 điểm phần trăm so với tháng trước.

Chỉ số các chuyến bay đúng giờ trong tháng 12 thấp hơn chỉ số OTP trung bình năm 2023 (84,5%). Tương ứng, chuyến bay chậm giờ tăng cao tới 5 điểm phần trăm so với trung bình năm (15,5%).

Đặc biệt, chỉ còn vài ngày nữa ngành hàng không bước vào cao điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (tính từ ngày 1-2 đến 19-2). Năm nay, các hãng hàng không Việt Nam dự kiến khai thác khoảng 24,2 ngàn chuyến bay với tải cung ứng đạt hơn 5 triệu ghế; tăng 2% số chuyến bay khai thác và tăng 4% tải cung ứng so với cùng kỳ Tết năm 2023. Số chuyến bay tăng cao trong khi tỉ lệ chuyến bay "delay" đang tăng cao dịp cuối năm khiến nhiều người dân lo lắng về việc bay Tết.

Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Bùi Minh Đăng, Trưởng phòng Vận tải hàng không (Cục Hàng không Việt Nam), cho biết ngành hàng không đã có nhiều giải pháp, nỗ lực giảm tối đa tình trạng chậm, hủy chuyến, đặc biệt là dịp Tết.

Ông Đăng chia sẻ việc giảm thiểu chậm hủy chuyến là nỗ lực thường xuyên trong cả năm 2023. Việc chậm, hủy chuyến là không thể tránh được, song chỉ số chuyến bay đúng giờ (OTP) của ngành hàng không Việt Nam trung bình năm 2023 đạt 84,5% là khá tốt. Các nước trên thế giới nếu chỉ số OTP đạt từ 70-79 % đã được xem là tốt.

Theo ông Đăng, ngày thường đã nỗ lực, song với cao điểm Tết, ngành hàng không nỗ lực gấp đôi để khắc phục tối đa các nguyên nhân gây chậm, hủy chuyến.

Dịp Tết Nguyên đán, không chỉ nhu cầu đi lại tăng cao mà còn căng thẳng do có tính chất đặc thù dịp nghỉ lễ với luồng dịch chuyển trái chiều giai đoạn trước và sau Tết tương ứng với nhu cầu di chuyển của hành khách.

Bay Tết: Tăng chuyến, lo tăng tỉ lệ delay- Ảnh 2.

Dịp cao điểm Tết năm nay, hai sân bay lớn nhất cả nước là Tân Sơn Nhất và Nội Bài chính thức triển khai mô hình phối hợp ra quyết định (A-CDM), giúp tăng hiệu quả sử dụng sân đường, nâng cao năng lực điều hành, qua đó giảm thiểu chậm chuyến do khai thác ở sân bay. Ảnh: Giao diện NoiBai A-CDM tại màn hình cong tiện lợi cho việc theo dõi khai thác thông tin

Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành chỉ thị yêu cầu các đơn bị trong ngành bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hàng không trong dịp Tết 2024. Trong đó, Cục trưởng yêu cầu các cảng vụ hàng không tăng cường kiểm tra, giám sát các chuyến bay chậm chuyến, hủy chuyến; nghĩa vụ của các hãng hàng không đối với hành khách trong trường hợp chậm, hủy chuyến. Các cảng vụ hàng không phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông Vận tải và các lực lượng chức năng để tổ chức phân luồng giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông tại những tuyến đường xung quanh khu vực sân bay, đặc biệt tại Tân Sơn Nhất, Nội Bài.

Đối với các hãng hàng không, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu xây dựng kế hoạch tăng chuyến, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm và bố trí các chuyến bay khai thác buổi đêm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trên cơ sở phù hợp với hạ tầng hàng không và công tác bảo đảm an ninh, an toàn. Tập trung bố trí phương tiện và nhân lực (phi công, tiếp viên...) phục vụ các chuyến bay trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Giáp Thìn năm 2024. Hãng hàng không cần xây dựng kế hoạch, biện pháp kiểm soát, giảm đến mức thấp nhất việc chậm, hủy chuyến bay; không để hành khách đi máy bay về quê ăn Tết chậm do thiếu phương tiện vận chuyển.

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và các sân bay xây dựng phương án phục vụ, bố trí nguồn nhân lực bảo đảm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện nhằm duy trì chất lượng dịch vụ và an ninh trật tự tại sân bay, phục vụ tốt, an toàn các chuyến bay, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân...

"Chúng tôi đang triển khai đồng bộ các biện pháp. Phía các hãng hàng không chuẩn bị nhân lực, vật lực, đặc biệt chú ý yếu tố kỹ thuật, tránh trường hợp máy bay bị trục trặc ảnh hưởng khai thác.

Các sân bay, nhất là các sân bay lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài chuẩn bị máy móc, trang thiết bị, nhân lực, bố trí thêm trực hỗ trợ hành khách. Nhà ga bố trí tăng cường hướng dẫn hành khách thực hiện thủ tục check in tự động, mở tối đa các quầy làm thủ tục, huy động tối đa các máy soi để giải tỏa khách nhanh, chú ý hành lý ở các điểm đến…"- ông Đăng cho biết

Đồng thời, tích cực tuyên truyền để hành khách chuẩn bị kỹ trước khi đến sân bay, giảm thiểu các hành vi có thể gây ra tình trạng chậm, hủy chuyến bay.

"Đặc biệt, từ ngày 1-2, hai sân bay lớn nhất cả nước là Tân Sơn Nhất và Nội Bài chính thức triển khai mô hình phối hợp ra quyết định (A-CDM), giúp tăng hiệu quả sử dụng sân đường, nâng cao năng lực điều hành, qua đó giảm thiểu chậm chuyến do khai thác ở sân bay…"- ông Đăng cho biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo