xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh học đường tại TP HCM chiếm tỉ lệ cao nhất là bệnh gì?

Hải Yến

(NLĐO) - Sau khi ứng dụng chuyển đổi số khám sức khoẻ học sinh tại TP HCM, bước đầu cho thấy mô hình bệnh tật học đường có nhiều vấn đề đáng quan tâm.

Sáng 14-3, Sở Y tế TP HCM thông tin về kết quả bước đầu trong công tác chuyển đổi số khám sức khoẻ học sinh, giúp nhận diện sớm các vấn đề sức khỏe học đường, qua đó nâng cao hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho học sinh.

Bệnh học đường tại TP HCM chiếm tỉ lệ cao nhất là bệnh gì?- Ảnh 1.

Chuyển đổi số dữ liệu khám sức khoẻ học sinh trên địa bàn TP HCM bắt đầu từ năm học 2024-2025 đã nhận diện được các căn bệnh học đường học sinh mắc phải

Theo kết quả sơ bộ, mô hình bệnh tật học đường đang nổi lên với một số vấn đề đáng lo ngại. Cụ thể: Tật khúc xạ chiếm tỉ lệ cao nhất với 58,02% (trong đó 24,88% là phát hiện mới), tiếp theo là sâu răng với 21,56%, thừa cân 20,62%, béo phì 17,20%, suy dinh dưỡng thể gầy còm 3,96%, suy dinh dưỡng thể thấp còi 2,42%, vẹo cột sống 2,05% và còng cột sống 0,69%.

Việc chuyển đổi số trong công tác kiểm tra sức khoẻ học sinh tại TP HCM sẽ chính thức bắt đầu từ năm học 2024-2025, là một phần của Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025, nhằm nâng cao hiệu quả công tác y tế trường học. Mặc dù công tác khám sức khỏe học sinh đã được triển khai từ lâu nhưng việc ghi chép kết quả trên phiếu giấy vẫn gây khó khăn trong việc tổng hợp và quản lý thông tin.

Để khắc phục vấn đề này, Sở Y tế TP HCM đã chuẩn hóa quy trình khám, thống nhất biểu mẫu, điều kiện cơ sở khám và phát triển phần mềm quản lý sức khoẻ học sinh. Đặc biệt, Sở Y tế tổ chức các lớp tập huấn miễn phí cho nhân viên y tế các cơ sở giáo dục và y tế về quy trình khám mới. Đến nay, 5.054 nhân viên y tế đã tham gia và được cấp giấy xác nhận.

Từ tháng 10-2024, tất cả cơ sở y tế tham gia khám sức khoẻ học sinh phải sử dụng biểu mẫu mới, tuân thủ quy trình và nhập kết quả vào "Hệ thống quản lý sức khoẻ cộng đồng". Tính đến nay, đã có 494.502 học sinh tại 1.021 trường được kiểm tra sức khoẻ, bao gồm các cấp học từ mầm non đến THPT.

Kết quả sơ bộ cho thấy các bệnh lý học đường phổ biến là tật khúc xạ, sâu răng, thừa cân, béo phì và suy dinh dưỡng. Việc chuyển đổi số giúp theo dõi liên tục tình trạng sức khỏe học sinh và tích hợp dữ liệu vào hồ sơ sức khoẻ điện tử, từ đó hỗ trợ phát hiện kịp thời các vấn đề sức khỏe và triển khai can thiệp y tế hiệu quả.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo