xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc thi viết về chủ quyền quốc gia lần 4: Trao truyền lòng yêu nước

NGUYỄN HỮU NHÂN

Với chức phận của mình, người thầy chúng tôi luôn cố gắng để trao truyền lòng yêu nước, tinh thần gìn giữ chủ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc

Tôi có niềm say mê dạy sử cho học sinh trong suốt cuộc đời dạy học của mình. Tôi nghiệm ra rằng kiến thức lịch sử mà người thầy mang đến cho các em phải gắn với những vấn đề thời cuộc, về công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về tiến trình đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Trong các bài giảng, tôi thường nhắc các em về bài thơ "Thần" ("Nam quốc sơn hà") - bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam. Tôi cũng hay dẫn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi thăm bộ đội Hải quân lần 2 tại Hải Phòng ngày 15-3-1961: "Trước kia ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển nước ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó"...

Trong hoàn cảnh biển Đông diễn biến phức tạp, việc giáo dục, củng cố ý thức chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm là vô cùng cần thiết, để các em hiểu rõ hơn lời căn dặn của Bác Hồ. Tôi đã mang đến cho học sinh hiểu biết về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam bằng chính tấm bản đồ cổ có tên gọi Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ xuất xứ từ Trung Quốc. Bản đồ xuất bản năm 1904, ghi rõ cực Nam Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam, không bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa. Tôi còn giúp các em sáng tỏ hơn chủ quyền biển đảo của ta thông qua việc tìm hiểu Châu bản thời Nguyễn mà nội dung chính là thời gian liên tục trong 6 năm từ 1834 đến 1839, hằng năm vua Minh Mạng đều cử các đội thuyền ra Hoàng Sa thực hiện đo vẽ bản đồ. Vua còn cho lập bia, cắm mốc, cử quân đội bảo vệ đảo.

Cuộc thi viết về chủ quyền quốc gia lần 4: Trao truyền lòng yêu nước - Ảnh 1.

Tác giả - thầy giáo Nguyễn Hữu Nhân - trong một giờ sinh hoạt ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo với học sinh Trường THCS Võ Thị Sáu, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh do tác giả cung cấp)

Để học sinh khắc sâu kiến thức về chủ quyền quốc gia, tôi hướng dẫn các em sưu tầm các bản đồ cổ xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam đã được thế giới biết đến, in ra và treo trên tường lớp học. Tôi khuyến khích các em đọc thêm những tài liệu về biển, đảo để biết cha ông ta đã dày công bảo vệ, gìn giữ chủ quyền như thế nào. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một ví dụ. Người lính ra đi là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thân yêu của mình. Biết ra đi là gặp nhiều nguy hiểm, ra đi không chỉ vì lệnh vua ban mà còn từ lòng yêu nước dấn thân vào chốn hiểm nguy.

Tôi cũng cùng các em tìm hiểu những khó khăn, sự anh dũng hy sinh, cống hiến của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ hải quân. Có biết bao chiến sĩ đảo xa thiếu thốn trăm bề lại phải ngày đêm căng mắt dõi theo từng ngọn sóng biển để cảnh giác trước mọi ý đồ xâm nhập trái phép vùng biển nước ta mới biết sự hy sinh của người lính là vô cùng to lớn.

Hằng ngày, tôi dành thời gian giới thiệu các bài báo hay về chủ quyền biển, đảo cho các em đọc tại lớp và khi về nhà, rồi phát động sưu tầm hình ảnh về biển, đảo, về các lực lượng quốc phòng đang ngày đêm bảo vệ biển trời của Tổ quốc. Các chương trình vận động trang bị xuồng cứu hộ CQ cho Hải quân Trường Sa được đông đảo thầy cô, học sinh hưởng ứng. Các em hiểu được với đóng góp của cả nước, việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo sẽ càng hiệu quả hơn. Vào ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, dịp lễ, Tết..., các em viết thư thăm hỏi các chú bộ đội hải quân nơi đảo xa để tỏ lòng tri ân, mến thương của mình.

Trong trách nhiệm của người thầy, chúng tôi cũng luôn mong muốn truyền đạt cho học sinh những hiểu biết cơ bản về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ chủ quyền; về khát khao, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam tự lực, tự cường, luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng ta không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, kiên định với đường lối đấu tranh bằng biện pháp hòa bình.

Để bài học về chủ quyền đất nước được khắc sâu trong học sinh, tôi cùng các thầy cô, đoàn thể trong trường tổ chức các buổi kể chuyện sách, diễn tiểu phẩm, thảo luận về lời phát biểu chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề biển Đông. Tuy tuổi nhỏ nhưng các em nhận thức tốt về vấn đề này. 40 lớp học sinh của trường tôi đều gửi đội tuyển tham gia hội thi với sự chuẩn bị chu đáo và có sự hỗ trợ lớn của phụ huynh về mọi mặt.

Bên cạnh hội thi tìm hiểu về chủ quyền đất nước, trong nhiều năm liên tục, tôi đã tổ chức những buổi học tập, thăm viếng các di tích văn hóa, lịch sử trong và ngoài tỉnh. Bảo tàng Hồ Chí Minh (Bến Nhà Rồng) là điểm đến quen thuộc và luôn có trong nội dung các chuyến tham quan cho học sinh trường tôi hàng chục năm qua. Tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, các em được hiểu rõ hơn hành trình gian lao tìm đường cứu nước của Bác Hồ. Có cảm phục và biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã suốt đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, các em mới thấu hiểu vì sao chủ quyền đất nước là bất khả xâm phạm. Một địa điểm khác mà thầy trò chúng tôi tìm đến là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở TP HCM. Có tận mắt thấy hiện vật, chứng tích chiến tranh, các em mới thấu hiểu công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

Yêu mến, cảm thông với những vất vả, gian nan của bộ đội đảo xa, thầy trò chúng tôi đã quyết định tự mua sắm trang phục như người lính hải quân xem mình như một chiến sĩ nhỏ tuổi, dùng trang phục này trong các dịp lễ hội ở trường và khi đi tham quan các nơi. Ở những nơi thầy trò đến, việc sử dụng trang phục như chiến sĩ hải quân và lối sinh hoạt kỷ luật nghiêm túc, chúng tôi tạo được nhiều thiện cảm, một số nơi còn nhầm tưởng là đơn vị quân đội đến tham quan. Học sinh chúng tôi thêm tự hào, có em sau này chọn con đường trở thành quân nhân cũng từ đấy.

Không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo, giữ gìn chủ quyền đất nước, bộ đội đảo xa còn hỗ trợ bà con ngư dân bám biển làm kinh tế. Những hoạt động bám biển, vươn khơi xa của ngư dân chính là xác định chủ quyền biển, đảo. Và vai trò của ngư dân trong tình hình mới cũng được chúng tôi đưa vào bài giảng, để các em thấy được sự chung sức đồng lòng bảo vệ chủ quyền của chúng ta.

Tôi tin ở khắp mọi miền đất nước, bằng nhiều cách, thầy cô giáo đang ngày đêm miệt mài với công việc thầm lặng để xây dựng ước mơ, lý tưởng sống cho thế thệ trẻ. Với chức phận của mình, người thầy chúng tôi luôn cố gắng để trao truyền lòng yêu nước, tinh thần gìn giữ chủ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc. 

Cuộc thi viết về chủ quyền quốc gia lần 4: Trao truyền lòng yêu nước - Ảnh 2.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo