xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ Tư pháp đề xuất "nới lỏng" chính sách cho trở lại quốc tịch Việt Nam

Minh Chiến

(NLĐO)- Bộ Tư pháp đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam

Theo tờ trình của Bộ Tư pháp gửi Chính phủ, sau 17 năm triển khai thi hành, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (Luật Quốc tịch Việt Nam) đã thể chế hóa các định hướng, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về quốc tịch.

Bộ Tư pháp đề xuất "nới lỏng" chính sách cho trở lại quốc tịch Việt Nam- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về chính sách ưu đãi thị thực và quay trở lại quốc tịch Việt Nam vào ngày 31-3 vừa qua. Ảnh: Nhật Bắc

Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, Bộ Tư pháp thấy rằng một số quy định liên quan đến thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam chưa thực sự tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được có quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch nước ngoài; chưa thu hút được nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Cũng theo cơ quan soạn thảo, Luật Quốc tịch Việt Nam giới hạn các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam. Cụ thể, người đã mất quốc tịch Việt Nam có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong những trường hợp sau: Xin hồi hương về Việt Nam; có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện đầu tư tại Việt Nam; đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

Như vậy, đối với trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam không thuộc các trường hợp nêu trên thì không được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam. Bộ Tư pháp thấy rằng cần thiết nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, trong đó "nới lỏng" chính sách cho nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng về công tác người Việt Nam ở nước ngoài.

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về nước đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số… Qua đó, góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới là cần thiết.

Về một số nội dung cụ thể, Bộ Tư pháp đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo đó, sửa đổi theo hướng bỏ quy định về các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch. Như vậy, tất cả các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được xét trở lại quốc tịch Việt Nam.

Dự thảo luật cũng sửa đổi theo hướng bỏ quy định "Người được trở lại quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài" và trường hợp đặc biệt được giữ quốc tịch nước ngoài.

Bộ Tư pháp đề xuất giao Chính phủ quy định các trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài chỉ cần đáp ứng hai điều kiện, gồm: Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó; Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài ra, vì "nới lỏng" quy định cho nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài nên dự thảo Luật bổ sung quy định "Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài khi thực hiện các quyền ứng cử, tuyển dụng vào các chức danh, làm việc trong tổ chức bộ máy Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tham gia lực lượng vũ trang của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài và phải thường trú tại Việt Nam. Trường hợp pháp luật có liên quan khác với quy định này thì áp dụng quy định tại Luật này".

Quy định trên nhằm bảo đảm chủ quyền, an ninh chính trị, lợi ích quốc gia cũng như tính trung thành và trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trước đó vào ngày 31-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về chính sách miễn thị thực đơn phương và chính sách ưu đãi thị thực với một số đối tượng; việc quay trở lại quốc tịch Việt Nam với người Việt Nam ở nước ngoài.

Thường trực Chính phủ cho rằng cần xem xét theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam, việc này khẳng định sự coi trọng, quan tâm của Đảng, Nhà nước với người Việt Nam ở nước ngoài.

Đồng thời, đáp ứng nguyện vọng của bà con, góp phần tiếp tục phát huy mạnh mẽ nguồn lực quan trọng từ kiều bào ta ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo