Chiều 26-4, tại TP Cần Thơ, Báo Tuổi Trẻ phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường ĐH Cần Thơ tổ chức hội thảo "Giải pháp về nguồn nước vùng ĐBSCL".
Ông Nguyễn Hồng Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết thách thức lớn của ĐBSCL hiện nay là nguồn nước mặt chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài, phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian.
Theo ông Hiếu, ĐBSCL đang chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng gay gắt.
Giải pháp trước mắt là tiếp tục theo dõi chặt chẽ, cập nhật liên tục các bản tin cảnh báo, dự báo diễn biến tình hình khí tượng, thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn.
Về lâu dài, việc đầu tư phát triển các ngành phải tuân thủ quy hoạch liên quan vùng ĐBSCL đã được Thủ tướng phê duyệt. Trong đó, đặc biệt lưu ý định hướng phát triển các ngành phù hợp với các vùng sinh thái.
PGS-TS Lê Anh Tuấn, giảng viên cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên - Trường Đại học Cần Thơ, đặt ra câu hỏi: "Vì sao chúng ta càng chống mặn, mặn càng gay gắt ?".
Theo ông Tuấn, việc có các giải pháp "thuận thiên" là điều phải quan tâm để giữ được an ninh nguồn nước.
Ông Ngân cho rằng nên phục hồi khả năng hấp thụ và lưu trữ nước tự nhiên ở các vùng trũng, công trình hồ chứa nước lũ và vật dụng chứa nước mưa. Cần xây dựng nhà máy xử lý nước mặn thành nước ngọt; hạn chế khai thác nước ngầm; chuyển diện tích lúa - màu sang nuôi trồng thủy sản và tiết kiệm nước; khuyến khích sử dụng nước tuần hoàn.
Bình luận (0)