xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lắng nghe người dân hiến kế: Cần Giờ cần "nhiều trong 1"

Thạc sĩ Nguyễn Văn Quang

Với các cơ chế mang tính chất mở đường, huyện Cần Giờ cần mở liên tiếp nhiều cánh cửa về giao thông, hạ tầng cảng biển, du lịch... để đáp ứng kỳ vọng phát triển

Huyện Cần Giờ, TP HCM có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ đối với thành phố mà còn là cửa ngõ thông ra biển, cầu nối trong hành lang ven biển của cả nước. Trong xu hướng hội nhập và phát triển, địa phương đang phấn đấu trở thành động lực phát triển mới của TP HCM, đóng góp lớn cho kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và hội nhập quốc tế.

Cơ chế đã mở

Nghị quyết số 31/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 81/2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định nghiên cứu khai thác tiềm năng và lợi thế để phát triển khu vực Thủ Đức, Cần Giờ trở thành động lực tăng trưởng mới cho TP HCM. 

Đặc biệt, Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM là chìa khóa quan trọng để Cần Giờ mở cánh cửa phát triển đột phá và xứng tầm.

Phối cảnh cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Phối cảnh cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có nội dung xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Ngoài ra, một trong 5 vấn đề mang tính chất đột phá của TP HCM trong giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là đầu tư các dự án hạ tầng chiến lược có khả năng đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ nằm trong ưu tiên đó.

Cảng này có tổng diện tích khoảng 600 ha được dự kiến trở thành một siêu cảng nước sâu có khả năng đón các tàu lớn trên thế giới, phục vụ việc trung chuyển hàng hóa trong khu vực và toàn cầu.

Ngoài ra, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ cũng sẽ xây dựng các trung tâm logistics quy mô lớn, kết nối đa phương thức bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và hàng không. 

Sự kết nối đa phương thức giữa cảng và các trung tâm logistics này sẽ tạo nên hệ thống vận chuyển mạnh mẽ, hỗ trợ việc giao thương và xuất nhập khẩu trong khu vực cũng như toàn cầu, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Thành phố sẽ liên kết cảng trung chuyển Cần Giờ với các bến cảng quan trọng thông qua phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

Như vậy, Cần Giờ nằm trong định hướng chiến lược trong phát triển kinh tế biển của TP HCM với mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại và đổi mới của Việt Nam và khu vực. Đây không còn là mong muốn nữa mà là một cam kết vững chắc của thành phố trong việc định hình một tương lai đô thị thịnh vượng, hấp dẫn đối với cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.

Phát huy nhiều lợi thế

Trong định hướng phát triển du lịch, TP HCM dựa vào đặc điểm và phân bố tài nguyên du lịch, đặc điểm hệ thống hạ tầng du lịch… và Cần Giờ được xác định là địa bàn, trục du lịch trọng điểm.

Với lợi thế vùng dự trữ sinh quyển, đồng thời là nơi kết nối TP HCM với tỉnh Tây Ninh và có tiềm năng đón khách quốc tế qua đường bộ, địa phương sẽ phải tập trung vào du lịch sinh thái và cộng đồng. Thông qua đó, trở thành điểm du lịch sinh thái biển gắn với khu dự trữ sinh quyển độc đáo và sống động.

Huyện Cần Giờ còn có vị trí địa lý quan trọng giúp kết nối TP HCM với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các vùng kinh tế khác của Việt Nam cũng như khu vực và châu Á.

Điều này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc góp phần đưa TP HCM thành một điểm du lịch không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn toàn thế giới dựa trên sự đa dạng và toàn diện của các sản phẩm trong hệ sinh thái du lịch. 

Du khách sẽ có cơ hội khám phá thiên nhiên và động vật hoang dã của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - khu rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. 

Họ có thể tham quan hệ sinh thái đa dạng của khu dự trữ sinh quyển như rừng ngập mặn, rừng phi lao, rừng cây bụi, đầm hay bãi cát. Cùng với đó là tìm hiểu các loài động vật quý hiếm và nguy cấp. Ngoài ra, du khách cũng có thể tham gia hoạt động hấp dẫn trên đất liền và dưới nước như đi xe máy nước, lướt sóng, lặn biển hay câu cá.

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ Nguồn ảnh: PORTCOAST

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ Nguồn ảnh: PORTCOAST

Để trở thành "Đô thị ven biển đáng sống, bền vững", là điểm nhấn phát triển bền vững của Việt Nam và khu vực, Cần Giờ cần nhiều nỗ lực. Trong đó, xây dựng địa phương mang đặc trưng của một đô thị tăng trưởng xanh, thông minh, thân thiện môi trường với du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao là mũi nhọn.

Cần Giờ có thể thúc đẩy tính bền vững bằng kết hợp các lợi thế khí hậu ấm áp, tài nguyên thiên nhiên… với công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa những kỳ vọng được đặt vào địa phương. 

Lắng nghe người dân hiến kế: Cần Giờ cần "nhiều trong 1"- Ảnh 4.

Lắng nghe người dân hiến kế: Cần Giờ cần "nhiều trong 1"- Ảnh 5.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo