xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ: Tận dụng lợi thế biển để phát triển Cần Giờ

Hải Đăng

Trước khi dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và khu đô thị lấn biển Cần Giờ khởi công vào năm 2025, Khu Dự trữ sinh quyển thế giới với 76.000 ha rừng ngập mặn phải được "bảo vệ" cẩn thận, đầy đủ

Nhất quán hướng phát triển ra biển, tập trung kết nối vùng và phát triển đa ngành để tối ưu nguồn lực là những giải pháp - mô hình mới giúp TP HCM trở thành trung tâm tài chính, dịch vụ mang tầm khu vực và thế giới. Trong đó, huyện Cần Giờ là nhân tố vô cùng quan trọng và đầy triển vọng. Điều TP HCM cần nhất trong hành động là phải giữ vững chiến lược "thuận thiên" từ biển để phát triển Cần Giờ.

Phát huy và gìn giữ

Khi TP HCM định hướng phát triển Cần Giờ đến năm 2030 cơ bản trở thành thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh ở tầm khu vực, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước nhận định đây là mục tiêu không đơn giản nhưng không phải là nhiệm vụ bất khả thi.

Thời gian qua, vùng biển Cần Giờ gần như bị "lãng quên". Giá trị các dịch vụ hệ sinh thái độc đáo của khu dự trữ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả để chuyển hóa, tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế của TP HCM.

Một mặt, Cần Giờ cần được chú trọng phát triển theo hình thức đô thị có hàm lượng carbon thấp (đô thị zero carbon) để bảo vệ khu dự trữ sinh quyển khỏi tác động xấu về môi trường. Mặt khác, Cần Giờ phải phát huy những lợi thế biển để phát triển kinh tế một cách bền vững, hiệu quả cao.

LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ: Tận dụng lợi thế biển để phát triển Cần Giờ - Ảnh 1.

Cần phải giữ vững chiến lược “thuận thiên” từ biển để phát triển Cần Giờ Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Để đạt được mục tiêu trên thì hai mặt phát huy và gìn giữ Cần Giờ trở thành yêu cầu cấp thiết, mang tính dài hơi, đòi hỏi tầm nhìn của TP HCM phải đủ tầm và đủ tâm. Vì thế, cần sự tiếp cận tổng thể, toàn diện, khoa học và thực tiễn để con đường phát triển, mục tiêu tăng trưởng không làm ảnh hưởng và tác động bất lợi đến sự bảo toàn của môi trường và hệ sinh thái Cần Giờ.

Trước khi dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và khu đô thị lấn biển Cần Giờ có tổng vốn 346.000 tỉ đồng đi vào khởi công năm 2025, Khu Dự trữ sinh quyển thế giới với 76.000 ha rừng ngập mặn Cần Giờ phải được "bảo vệ" cẩn thận, đầy đủ. 

Phải xác lập các trụ cột xanh - sinh thái cho Cần Giờ trên từng lĩnh vực phát triển liên quan. Trong đó, ít nhất phải bảo đảm những lĩnh vực quan trọng như năng lượng tái tạo, giao thông sạch, du lịch xanh.

Có chính sách, lộ trình phù hợp

Tất nhiên, để vận hành một cách thông suốt, điều hành thông minh thì cần rà soát một số chính sách ưu đãi hiện hành nhằm mở rộng sức thu hút đầu tư cho Cần Giờ. 

Trong đó, cần ưu tiên cao nhất cho việc phối hợp các sở, ngành xây dựng đề án, tiếp thu ý kiến các nhà khoa học để hoàn thiện, xác định lộ trình đầu tư trung - dài hạn. 

Đồng thời, thiết kế, nâng cấp đoạn tuyến đường bộ đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng lớn qua Cần Giờ; bổ sung vào quy hoạch các tuyến giao thông kết nối và liên kết để vận chuyển hàng hóa thuận lợi, tối giản chi phí phát sinh.

Để "thuận thiên" từ biển thì TP HCM nên dành sự ưu tiên đẩy mạnh kinh tế biển ở Cần Giờ trong những lĩnh vực không cần nhiều dân số như nông nghiệp công nghệ cao, du lịch biển, ngư nghiệp... Cần xác định kinh tế biển phải gắn kết với đô thị biển để cùng phát triển.

Trong đó, mong muốn lớn nhất là vịnh Cần Giờ được nâng tầm cả về "lượng" và "chất", đáp ứng được cầu nối với khu vực và quốc tế. Khi có được một cảng biển đủ "chất", TP HCM có cơ hội tạo bước ngoặt, thay đổi phương thức phát triển của cả vùng, tức là chuyển từ tăng trưởng dựa trên đất đai sang dựa vào biển.

Còn nếu quyết định tăng dân số về Cần Giờ thì phải có quy hoạch tổng thể, có tính được mất, nhất là khi biến đổi khí hậu, nước biển dâng, TP HCM sẽ tốn kém kinh phí rất lớn làm đê bao cả khu đô thị, nâng nền các tuyến giao thông. Hơn nữa, khi mật độ dân số ở 2 đầu tăng cao, trục ở giữa sẽ bị đô thị hóa, những áp lực từ dân số sẽ khiến Cần Giờ khó bảo tồn cảnh quan thiên nhiên như đã đặt ra.

Trung tâm "bát giác kim cương"

Cần Giờ trong mô hình liên kết vùng cần tập trung là vị trí trung tâm "bát giác kim cương" của vùng kinh tế trọng điểm gồm 8 tỉnh, thành phía Nam, trong đó TP HCM là nền kinh tế đầu tàu. Trong liên kết khép kín cùng nhau, phải gỡ nút thắt mạnh - yếu của từng địa phương.

Bằng việc phát triển chuỗi đô thị sẽ thấy Vũng Tàu gồm có khu đô thị dịch vụ sau cảng Cái Mép - Thị Vải; Cần Giờ là mặt tiền biển; Gò Công - một trọng điểm miền Tây về nông nghiệp và sinh thái sẽ tạo nên một chuỗi đô thị mặt tiền biển.

Đây sẽ là động lực tiến biển, làm kinh tế biển, cảng biển, logistics kết hợp cảng hàng không quốc tế Long Thành, làm tăng hiệu quả đầu tư, tạo bộ mặt mới cho TP HCM và vùng lân cận.

LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ: Tận dụng lợi thế biển để phát triển Cần Giờ - Ảnh 4.
LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ: Tận dụng lợi thế biển để phát triển Cần Giờ - Ảnh 5.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo