xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cạm bẫy từ vàng

DƯƠNG QUANG

Sau vài ngày tăng “điên loạn”, giá vàng ngày hôm qua (10-8) đã hạ nhiệt. Những tưởng việc tăng - giảm giá là nhịp điệu bình thường của thị trường nhưng thực ra không phải vậy. Giống như cơ thể con người - mỗi khi bị phát sốt - đó là trạng thái bất ổn về sức khỏe; vàng sốt giá theo kiểu “nhảy dựng” - chứng tỏ thị trường này tiềm ẩn nhiều bất thường.

Thực tế, thị trường vàng Việt Nam thời gian qua liên tục diễn biến bất thường, trái với dự đoán của giới kinh doanh. Lý do là giá vàng trong nước không liên thông với giá vàng thế giới nên khó mà dựa vào giá thế giới để tính toán chiến lược đầu tư. Điều này càng nới rộng dư địa cho giới đầu cơ kiếm lời. Khi giá vàng tăng, các tập đoàn tài chính và doanh nghiệp tung tiền ra gom vàng, dẫn tới vàng vật chất bị khan hiếm, tạo cơn sốt ảo.
 
img
Giá vàng biến động mạnh
 
 Để bảo đảm hoạt động kinh doanh và xuất khẩu, các công ty kinh doanh vàng chân chính (vốn vừa bán đi một số lượng vàng lớn cho nhóm đầu cơ này) buộc phải mua lại vàng với giá cao hơn. Một bộ phận không nhỏ người dân vì hám lời hoặc cần vàng để trả nợ vay đã đáo hạn cũng lao vào cuộc. Lúc giá giảm, các nhóm đầu cơ xả hàng để cắt lỗ, thế là các doanh nghiệp vàng, người “chơi” vàng phải bán theo, tất nhiên với giá thấp hơn. Cuối cùng, tiền lời chảy trọn vào túi các nhóm lợi ích!

Đó là một trong những chiêu bài thao túng thị trường vàng điển hình, nhiều người đã đôi lần mắc bẫy nhưng không cảnh giác. Mà khi kịch bản này cứ tái diễn, vấn đề phải đặt ra là năng lực quản lý, điều hành của cơ quan chức năng, cụ thể là Ngân hàng Nhà nước. Sau nhiều ngày chịu đựng cảnh giá vàng nhảy múa, ngày 9-8, trong khi giá vàng bán ra trong nước có lúc chạm mức 46,4 triệu đồng/lượng và giá vàng thế giới vượt qua 1.767 USD/ounce, Ngân hàng Nhà nước mới quyết định cho nhập 10 tấn vàng để tăng nguồn cung, mục đích chính yếu là giảm nhiệt cơn sốt giá vàng.

Tại sao lúc giá vàng thế giới vào cuối tháng 6-2011 ở mức 1.500 USD/ounce, giá vàng trong nước cũng đang hâm hấp nóng (trên 37,7 triệu đồng/lượng), cơ quan chức năng vẫn không cho nhập vàng, để rồi bây giờ phải nhập với giá cao hơn khá nhiều? Tất nhiên, trực tiếp gánh chịu phần chi phí tăng thêm này là các doanh nghiệp vàng nhưng di họa của nó làm tổng thể nền kinh tế phải gánh, đó là ngoại tệ vốn đã thiếu nay càng khan hiếm hơn, đồng tiền Việt Nam mất giá thêm… Đấy là chưa nói đến chuyện trong tình cảnh giá vàng tăng nóng, doanh nghiệp nào được cấp phép nhập khẩu vàng tức là… vớ được vàng. Và đây chính là kẽ hở phát sinh tiêu cực, như xin - cho, chuyển nhượng hạn ngạch (quota)…, khiến thị trường càng thêm méo mó!

Thực tế, dù vàng không có mặt trong rổ hàng hóa tính CPI nhưng sự tăng giá của vàng luôn gián tiếp kích giá nhiều mặt hàng khác, đồng nghĩa với việc làm tăng mức lạm phát. Thế nên, một khi chúng ta xem vàng không chỉ là phương tiện thanh toán mà còn là hàng hóa, một hàng hóa quan trọng, thì hẳn phải luôn tính đến phương cách bình ổn thị trường này. Chẳng hạn, Ngân hàng Nhà nước có thể dự trữ một lượng vàng nhất định và khi giá vàng biến động mạnh như hiện nay, thay vì nhập vàng cấp kỳ, việc tung vàng dự trữ ra sẽ không chỉ giúp bình ổn giá mà chắc chắn ngăn chặn được nạn đầu cơ, tích trữ…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo