xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơn khát tận thu

PHẠM DƯƠNG

Thuế, phí đang trở thành mối lo không nhỏ của doanh nghiệp và người dân. Gánh nặng thuế, phí vốn đã nặng lại như càng nặng thêm giữa thời buổi khó khăn, suy giảm kinh tế hiện nay.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà thuế, phí lại trở thành nỗi lo nếu nhìn những cách đánh thuế theo kiểu tận thu. Chưa hết bức xúc vào “thuế bà đẻ”, dư luận lại sôi lên vì chuyện phạt nặng xe không chính chủ hay phí bảo trì đường bộ… Quy định sang tên đổi chủ với phương tiện giao thông như ô tô và xe máy vốn có từ nhiều năm nay song nay mới rốt ráo thực hiện được cho là để thu một khoản tiền không nhỏ vào ngân sách. Tương tự, việc thu phí bảo trì đường bộ với ô tô và xe máy cũng được xem là tận thu bởi các loại phương tiện này hiện đã phải gánh đủ loại thuế, phí khác nhau.

Vì sao thuế, phí lại nóng vì cách làm được cho là tận thu như vậy? Không khó để thấy “tấm chăn” ngân sách đang dần nhỏ hơn nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn. Đích thân Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ trên diễn đàn Quốc hội đã đề nghị hoãn thực hiện lộ trình tăng lương tối thiếu trong năm tới vì “bí” nguồn. Nói cách khác, mất cân đối thu - chi ngân sách đang trở nên ngày càng trầm trọng.

Thâm hụt ngân sách là một bài toán khó không chỉ ở nước ta. Điều này càng khó thêm bội phần trong giai đoạn kinh tế suy giảm nên mới phải tính tới chuyện tận thu. Khi mà tỉ lệ thuế, phí GDP ở Việt Nam cao gấp 1,4 - 3 lần so với các nước trong khu vực (theo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 với tiêu đề “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu” được Ủy ban Kinh tế Quốc hội đưa ra tháng 9 vừa qua) thì việc tận thu kiểu “đánh thuế bà đẻ” không khiến người dân và doanh nghiệp bức xúc mới là lạ.

Vậy vì sao lại phải tận thu trong khi đang rất cần khoan thư sức dân giữa lúc khó khăn này? Phải tận thu bởi đồng tiền ngân sách vốn eo hẹp nhưng lại bị chi chưa hiệu quả, thậm chí có những bất hợp lý. Cứ nhìn vào hiệu quả của đầu tư công và đội ngũ ăn lương ngân sách thuộc hạng khổng lồ của nước ta so với thế giới đã có thể thấy rất rõ điều này. Làm sao có thể vừa bảo đảm lương đủ sống lại vừa phải nuôi một đội ngũ ăn lương quá lớn như nước ta? Liệu có cần thiết phải tiếp tục duy trì một hệ thống đồ sộ các tổ chức xã hội, nghề nghiệp từ Trung ương tới địa phương?

Rõ ràng, cứ còn đầu tư công kém hiệu quả, nuôi một đội ngũ ăn lương ngân sách cồng kềnh… thì cơn khát tận thu sẽ còn tiếp diễn. Không giải cơn khát này, không loại trừ sẽ còn những loại thuế, phí gây bức xúc khác được “đẻ ra” và người dân cũng như doanh nghiệp sẽ còn phải thêm oằn lưng vì nó.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo