xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng quên!

ĐÌNH XÊ

Nguyễn Văn Tấn là một trong những người hạnh phúc nhất chiều qua, 13-3, trong buổi giao lưu trực tuyến chủ đề “Bi hùng hải chiến Trường Sa” do Báo Người Lao Động tổ chức từ “đơn đặt hàng” của bạn đọc. 25 năm xa cách mỗi người một phương, giờ người chiến sĩ Trường Sa này cùng lúc gặp lại các đồng đội từng sát cánh bên mình nơi đầu sóng ngọn gió mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Đây rồi Đông, một mình vượt sóng dữ lúc tàu chìm sau khi trúng đạn từ tàu chiến Trung Quốc, vào được đảo liền bị bắt làm tù binh. Đây rồi Thống với con mắt trái bỏ lại Trường Sa cùng gò má lõm sâu vì dính đạn giặc. Và kìa Hải thân hình gầy yếu sau 3 năm sống trong trại tù Trung Quốc, lúc trở về mang theo đủ thứ bệnh…

Ngoài 50 tuổi, hầu hết những người lính Trường Sa, chứng nhân của cuộc chiến đấu bi hùng năm ấy, bây giờ không còn khỏe nữa vì bệnh tật, vì di chứng của các vết thương và vì phải vất vả lo toan với cuộc sống thường ngày. Song trong  mắt họ luôn rạng ngời ánh sáng kiên trung, bất khuất , nhất là khi gợi lại giờ phút hào hùng cả đơn vị đương đầu với kẻ địch hung hăng để quyết bảo vệ biển đảo. Nhiều năm qua, thao thức vì nghĩa tình, anh Tấn miệt mài đi tìm đồng đội cũ, hỏi han và bắt liên lạc với đủ nơi để lần ra manh mối, số phận từng người bạn. Người lính Trường Sa ấy quyết chí đi tìm vì một lẽ khá buồn nhưng rất thực: “Có lúc người ta quên anh em mình rồi”. Anh đã đạt ước nguyện bước đầu nên trong buổi giao lưu, dù kề vai bên các bạn mà mắt Tấn cứ rơm rớm, giọng anh lắm lúc nghẹn lại mỗi khi nhắc đến họ.

Bà cụ Lê Thị Muộn, thân mẫu của liệt sĩ Phạm Văn Sự, cũng có cuộc hành trình tâm tưởng của riêng mình. Một phần tư thế kỷ rồi, thân xác con trai bà vẫn nằm đâu đó ngoài biển khơi nên người mẹ giờ đã 81 tuổi vẫn đêm đêm sợ con bị lạc. Xua nỗi nhớ con, bà dùng tấm áo lính năm xưa của anh Sự đem may chiếc áo cánh cho mình, đi đâu bà cũng mang theo như có con bên cạnh. Đêm đêm, chiếc áo hải quân từng lấm mồ hôi người con trai vẫn được mẹ già gối đầu, “để cho con không cô quạnh, cho con biết rằng đến tuổi này lòng mẹ vẫn theo con”.

Hành trình giữ vẹn khí chất của thân phụ liệt sĩ Lê Văn Sanh, cụ Lê Văn Xuân, cũng xúc động không kém. Hằng năm, cứ đến ngày 26 tháng giêng âm lịch, cụ Xuân lại làm mâm cơm tưởng nhớ người con trai đầu hy sinh trong trận chiến Gạc Ma. Cụ tập hợp cháu con đông đủ để rưng rưng nói rằng nhà ta có một người đã quên mình vì nước, các con, các cháu phải nhớ lấy mà gìn giữ gia phong. Mắt người cha già yếu lại đỏ hoe trong dòng hồi tưởng: “Con tôi không còn nhưng có thể ở cõi xa xăm nó sẽ yên lòng khi biết rằng tuổi trẻ của mình vẫn hiện hữu trong thế hệ những đứa em, đứa cháu”…

Từ anh Tấn, anh Lanh đến cụ Muộn, cụ Xuân, hành trình tìm kiếm cảm động của họ qua hồi ức tươi nguyên về cuộc chiến bi hùng và những mất mát không thể bù đắp nhắn gửi với chúng ta bao điều. Máu xương, tuổi trẻ oai hùng của các anh không hề mất vì các giá trị lịch sử, truyền thống của dân tộc luôn trường tồn. Khí chất, phẩm giá của những người vì nước quên thân ngày ấy vẫn tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ hôm nay trong cuộc chiến đấu mới cũng gian nan, hiểm trở không kém trận chiến năm xưa. Những cảnh báo bằng máu xương và sự hy sinh của họ luôn sống động. Nhưng để các giá trị ấy không hề suy suyễn, chúng ta không thể cho phép mình lãng quên đến vô tâm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo