xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hãy vì báu vật Cát Tiên

LÊ CƯỜNG

Cho xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A hay bảo vệ báu vật Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên là vấn đề đang được người dân trông chờ vào quyết định của các đại biểu Quốc hội.

Theo tính toán, nếu 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được xây dựng, đến năm 2020 sẽ đáp ứng được 0,003% nhu cầu điện quốc gia và đóng góp ngân sách Nhà nước trong toàn bộ chu trình kinh tế 40 năm là 12.908 tỉ đồng. Đổi lại, 2 dự án này sẽ “nuốt” 137 ha diện tích VQG Cát Tiên, nơi vừa được Chính phủ ký quyết định công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt và 235 ha rừng phòng hộ đầu nguồn Nam Cát Tiên.
 
Nguy hiểm hơn, còn nhiều tác động tiêu cực khó lường khác mà 2 dự án này gây ra: tác động đến hệ sinh thái thủy văn sông Đồng Nai; đe dọa khu ngập nước Bàu Sấu đã được công nhận là khu Ramsar của thế giới; ảnh hưởng đến việc UNESCO xem xét, công nhận VQG Cát Tiên là Di sản Thiên nhiên thế giới và còn nhiều vấn đề dân sinh khác.
 
Về pháp lý, đến nay, chủ đầu tư 2 dự án cũng như các bộ, ngành liên quan vẫn chưa giải quyết ổn thỏa, thậm chí còn vi phạm nghiêm trọng những quy định của pháp luật. Nghị quyết 49 của Quốc hội quy định các công trình sử dụng đất rừng đặc dụng hoặc đất VQG từ 50 ha trở lên phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
 
Ngoài ra, nếu phải điều chỉnh mục đích sử dụng đất VQG Cát Tiên để làm thủy điện thì điều này sẽ vi phạm quy định của Luật Đa dạng sinh học có hiệu lực từ ngày 1-7- 2009, bởi đây không phải là công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh. Đây là 2 vấn đề lớn cần được giải quyết trước khi xúc tiến 2 dự án thủy điện này nhưng chủ đầu tư phớt lờ.

Bài toán được và mất trong việc xây dựng 2 thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã rõ, tính pháp lý vẫn còn bỏ ngỏ nhưng chủ đầu tư và các bộ, ngành vẫn “nhiệt tình” xúc tiến. Sông Đồng Nai theo quy hoạch phải “gánh” không dưới 15 thủy điện, trong đó 2 thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được đánh giá là nguy hiểm nhất vì nằm ngay trong lõi khu bảo tồn. Thủy điện chằng chịt, vậy tại sao không mạnh dạn loại bỏ 2 dự án mà hiệu quả được ít, mất nhiều?

Thủy điện có rất nhiều nhưng VQG và khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các nhà khoa học cảnh báo nếu xây dựng 2 thủy điện tại VQG Cát Tiên thì coi như xóa sổ di tích quốc gia đặc biệt và không còn cơ hội để UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới. Thế giới sẽ nghĩ gì về chúng ta? Thế hệ con cháu sẽ nghĩ gì về trách nhiệm của các bậc cha ông đi trước khi quyết định đánh đổi báu vật Cát Tiên để nhường chỗ cho dự án thủy điện? 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo