xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xin hãy để rừng Cát Tiên yên!

Duy Quốc

(NLĐO) - “Tôi đã từng đến Nam Cát Tiên, đó là một khu rừng rất đẹp, rất có giá trị về mọi mặt. Chúng ta đã có quá nhiều bài học về thủy điện rồi. Xin hãy để Nam Cát Tiên yên! Hãy giữ lại cho con cháu chúng ta!”...

Bạn đọc Tống Phước Minh sau khi xem những hình ảnh của phóng sự “Cát Tiên “giàu hay “nghèo”?” đã bày tỏ ý kiến lo ngại như trên trước nguy cơ rừng Cát Tiên bị xẻ thịt, nhường chỗ cho 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A.

Đừng bán cái xanh, sạch, đẹp
 
Rất nhiều bạn đọc cũng đã gửi ý kiến phản đối quyết liệt việc xây dựng hai thủy điện này. Đáng chú ý là trong khi chủ đầu tư đang làm mọi cách để được xây dựng thủy điện thì Bộ NN-PTNT lại nhiệt tình ‘tiếp tay”, bất chấp phản đối của chính quyền tỉnh Đồng Nai, của người dân, dư luận cả nước.
 
img
Một loài hoa trà mới (Camellia longii) do TS Vũ Ngọc Long phát hiện tại rừng Cát Tiên
 
Không ít bạn đọc cho rằng báo cáo đánh giá tác động môi trường của 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A cũng như khảo sát của Bộ NN-PTNT là rất bất thường khi cho rằng “khu vực thực hiện 2 dự án này là rừng nghèo với giá trị đa dạng sinh học không cao” để dẫn đến kết luận: “Nếu “cắt” 370 ha rừng, gồm 1 phần Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên và rừng phòng hộ đầu nguồn Nam Cát Tiên cũng không gây tác động lớn”. Vì lập luận như thế, Bộ NN-PTNT tích cực “hối thúc” thực hiện Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

Cho rằng Bộ NN-PTNT đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, góp phần cho nạn phá rừng làm thủy điện thay vì bảo vệ rừng, bảo vệ lợi ích nông dân, bạn đọc Nguyễn Duy Phi bức xúc: “Phải mất cả triệu năm để có được rừng Cát Tiên. Do vậy, không thể để cái lợi ích trước mắt của một số người hủy hoại khối đa dạng sinh học vô giá của Cát Tiên được!”.

Bạn đọc Minh Kháng tiếp lời: “Xin tỉnh táo lại đi! Sao cứ cố đấm ăn xôi mãi!  Đừng để con cháu sau này oán trách ta là đã bán cái xanh, sạch, đẹp cho quỹ dữ!”.

Phải giữ gìn, bảo tồn

Một trong những người phản đối quyết liệt dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A, ông Lê Văn Dành, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai, trên số báo ra ngày 24-4, cho rằng các báo cáo kinh tế - kỹ thuật chưa đề cập hết mặt trái của 2 dự án. Địa phương lo ngại sau khi xây dựng lại xảy ra tác động xấu thì không ngăn chặn được. Khi làm thủy điện Trị An, lúc đầu dự kiến rừng bị phá chỉ hơn 2.000 ha nhưng thực tế lại lên đến 10.000 ha...
 
img
Vị trí dự kiến xây dự án thủy điện Đồng Nai 6. Ảnh: XUÂN HOÀNG

Đồng tình với ý kiến đầy trách nhiệm của ông Dành, một bạn đọc đã chia sẻ: “Cứ theo cái cách đánh giá và khảo sát của BNN-PTNT thì rừng ở Việt Nam sẽ trở thành " rừng nghèo" hết. Mà nếu là rừng nghèo thật thì phải gìn giữ, bảo tồn, chăm sóc để nó phát triển thành rừng giàu chứ! Chặt phá đi rồi biết đến bao giờ mới trồng lại được những cánh rừng như thế...”.

Gắn bó như máu thịt với rừng Cát Tiên, phản đối đến cùng thủy điện 6 và 6 A, một bạn đọc lấy nick DongNai6-6A3 khẩn mong Quốc hội và Chính phủ có tiếng nói chung để loại bỏ dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đầy tai tiếng này.

Bạn đọc có nick PVDH0 góp ý thêm: “Phá thì dễ, xây mới khó. Xin hãy giữ lại những khu rừng thiên nhiên. Xin hãy hồi sinh cho những cánh rừng đang chết”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo