xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngắc ngư như cao đẳng

LƯU NHI DŨ

Hôm nay là ngày cuối cùng của kỳ thi CĐ, kết thúc kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013. Hiện nhiều trường đã chấm bài thi của 2 đợt thi trước, có trường đã chấm gần xong để tuần cuối của tháng 7 hoặc đầu tháng 8 công bố kết quả.

img
Thí sinh thi vào Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng dự thi tại

Hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP HCM. Ảnh: T.Thạnh

Điểm thi các môn, phổ điểm các khối thi cũng bắt đầu lộ diện với điểm trung bình chiếm khá cao. Điều này không có gì bất ngờ bởi qua 2 đợt thi trước, với chất lượng đề có tính phân loại cao, thí sinh (TS) trung bình hoặc trung bình khá có thể dễ dàng kiếm được điểm 5 hoặc cao hơn. Nếu với phổ điểm này, chắc chắn có một lượng lớn TS đủ điều kiện ít nhất vào được các trường ĐH ngoài công lập.

Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) có thể đạt mục tiêu đề ra là lấp đầy các trường ĐH ngoài công lập. Điều này cũng có thể kéo theo hệ lụy khác: Làm cho các trường CĐ càng khó tuyển sinh.

Theo báo cáo nhanh của Bộ GD-ĐT, hôm qua (15-7), ngày đầu tiên của kỳ thi CĐ, có 135 trường CĐ trên cả nước tổ chức thi với hơn 229.000 TS dự thi, đạt tỉ lệ hơn 67% (số đăng ký dự thi là 341.612). Đây cũng là năm có số TS dự thi CĐ thấp nhất, làm nhiều trường lo không thể tuyển đủ chỉ tiêu. Nhiều trường giảm mạnh số TS dự thi, như Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thương mại (Hà Đông) chỉ có 695 TS dự thi, trong khi chỉ tiêu CĐ lẫn trung cấp lên đến 2.500.

Đáng lo nhất là các trường nghề như CĐ Bách Việt, CĐ Công nghệ Thủ Đức, CĐ Xây dựng Công trình đô thị (Hà Nội), CĐ Điện tử - Điện lạnh (Hà Nội)…, do số TS đăng ký dự thi giảm mạnh. Đây là hệ quả của việc siết liên thông của Bộ GD-ĐT. Theo đó, sinh viên tốt nghiệp hệ CĐ dưới 36 tháng muốn học liên thông lên ĐH phải thi kỳ thi “ba chung”. Nếu không, phải sau 3 năm tốt nghiệp CĐ mới được thi liên thông, học thêm 1 năm rưỡi nữa mới có bằng ĐH - tổng cộng mất 7 năm. Quy định này làm hệ CĐ mất “giá” và càng đẩy hệ đào tạo này vào thế khó như các trường ĐH ngoài công lập đã từng trải qua.

Rõ ràng Bộ GD-ĐT cũng lâm vào thế khó khi đưa tay cứu các trường ĐH ngoài công lập thì lại làm các trường CĐ ngắc ngư, đó là chưa kể các trường CĐ ngoài công lập sẽ càng khó khăn hơn.

CĐ là một hệ đào tạo dưới ĐH, có sứ mệnh riêng của nó, đáp ứng nguồn nhân lực bậc thấp hơn. Điều đáng lo hơn nữa là các trường CĐ nghề (chủ yếu đào tạo công nhân bậc 3/7) sẽ rất khó khăn trong tuyển sinh, làm cho cơ cấu đào tạo càng lệch hướng.

Những khó khăn đó còn kéo theo hệ quả khác là các trường CĐ càng muốn “hóa kiếp” nhanh chóng thành trường ĐH để tồn tại. Chúng ta đã từng chứng kiến một thời nhiều trường trung cấp, CĐ “lên đời” để trở thành trường ĐH, bất chấp khả năng đào tạo. Bây giờ, nếu các trường CĐ không tuyển sinh được, sẽ lại bắt đầu một “làn sóng mới” để “nâng cấp” lên ĐH?

Bộ GD-ĐT quả còn quá nhiều việc phải làm để có một hệ thống đào tạo cân đối, đáp ứng được yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo