xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi niềm trụ cột

DƯƠNG QUANG

Tiếp sau sự thất bát bởi cá tra và tôm sú rớt giá, nay lúa gạo tiếp tục viết thêm câu chuyện buồn trong chuỗi đời sống nhọc nhằn của nông dân ĐBSCL. Như mọi lần, hễ vào mùa thu hoạch, năng suất cao thì giá lúa lại giảm mạnh, nhà nông méo mặt.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) luôn miệng chỉ đạo các công ty thành viên mua lúa của nông dân với giá không thấp hơn 5.000 đồng/kg nhưng thực tế hiện nay, giá lúa dao động từ 4.700 - 5.100 đồng/kg, ở các tỉnh ĐBSCL hầu hết là dưới 5.000 đồng. Giá thấp, nông dân thua lỗ nhưng vẫn phải bán để trả nợ, chi phí đời sống, quay vòng sản xuất...
 
Biết người trồng lúa càng lâm vào thế bí như vậy, thương lái càng ra sức o ép, trong khi đó, VFA phải chờ tới ngày 20-2 trở đi mới tiến hành thu mua 1 triệu tấn lúa tạm trữ trong dân theo chỉ đạo của Chính phủ. Đến thời điểm ấy thì nông dân bán tháo lúa hết cả rồi, thành ra chủ trương chính sách dù tích cực nhưng bị thực hiện méo mó nên có mà như không!
 
Từ một nước thiếu ăn, đến năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo và gần 25 năm qua luôn nằm trong nhóm các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Riêng năm 2012, Việt Nam xuất khẩu 7,7 triệu tấn gạo, vượt qua Thái Lan (dưới 7 triệu tấn), dẫn đầu thế giới. Thành quả này chứa đầy mồ hôi, nước mắt của nông dân nhưng chính những người làm ra hạt gạo cũng chỉ đủ ăn, thậm chí nghèo vẫn hoàn nghèo.
 
Nguyên nhân là vì giá mua tận gốc vốn đã thấp, giá xuất khẩu cũng thấp nên thực lãi chẳng là bao và hầu hết khoản lãi này đã chảy vào túi thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu. Là số 1 thế giới về xuất khẩu gạo mà nông dân vẫn nghèo thì thật khó tin nhưng thực tế là vậy. Đắng chát!

Những bất cập trong điều hành xuất khẩu gạo đã được mổ xẻ nhiều lần, ai cũng thấy nhưng tổ chức đứng đầu thì không chịu khắc phục bởi lẽ lợi ích do hạt gạo mang lại như một tấm chăn, hễ kéo đắp cho ấm các doanh nghiệp xuất khẩu thì nông dân “hụt tay hụt chân” và ngược lại. VFA là chủ sở hữu tấm chăn ấy, lẽ ra phải phân phối công bằng, đằng này chỉ nghiêng về một phía là các doanh nghiệp xuất khẩu, mặc cho nông dân nghèo khó triền miên.

Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ. Trước là thế, bây giờ cũng vậy, nhà nông luôn là trụ cột của một nền kinh tế nông nghiệp như Việt Nam. Nếu thực sự vì lợi ích nông dân, trước hết, phải xóa bỏ những đặc chế đi ngược lại lợi ích của họ, đồng thời phải có cơ chế giám sát, chế tài các hoạt động của tổ chức quản lý, điều hành. Trước nay, VFA được trao quá nhiều quyền hành nhưng hầu như chưa chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sản xuất - kinh doanh. Thế nên, nông dân dù được mùa hay thất bát, VFA vẫn cứ “phây phây”.

Phải xóa bỏ sự vô lý ấy nhằm tăng trách nhiệm của VFA, đồng thời để nông dân có cơ may tìm lại sự công bằng và quyền lợi chính đáng cho mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo