Điều đó cho thấy nền giáo dục của chúng ta đã lún sâu vào khủng hoảng. Hình ảnh các trường ĐH Việt Nam mất hút trên bản đồ khu vực lẫn thế giới đãphản ảnh chính xác nhận định trên.
Vì sao nền giáo dục khủng hoảng?
Có nhiều nguyên nhân và cả những tác nhân. Chuyện hệ tại chức từ lâu đã trở thành nơi kiếm bằng cấp dễ dàng nhất. Bộ GD-ĐT cũng biết điều đó nhưng chẳng có động thái nào để chấn chỉnh hiệu quả. Đến khi các địa phương “nói không” với hệ đào tạo này, Bộ GD-ĐT mới vào cuộc chấn chỉnh nhưng đã quá muộn, để lại hậu quả không thể cứu vãn nổi cho cả xã hội. Việc đào tạo liên thông, liên kết cũng vậy. Nhiều trường ĐH, CĐ xé rào, liên kết, liên thông khắp nơi, thiếu chuẩn đầu ra làm chất lượng đào tạo xuống cấp nghiêm trọng.
Cả nước đang có hơn 500 trường ĐH, CĐ - một con số thật kinh hãi. Kèm theo đó là chuyện biến nhiều trường nghề, CĐ thành những trường ĐH “cấp 4” không hơn không kém.
Bộ GD-ĐT chưa trả lời đề nghị trên nhưng nếu chấp thuận, có nghĩa là Bộ GD-ĐT tự đạp lên chân mình. Điều 33 bị dư luận và báo chí chỉ ra là một trong những thủ phạm kéo chất lượng đầu vào đi xuống, khi nhiều thí sinh chỉ cần 7-8 điểm cũng vào được ĐH, CĐ, đã được Bộ GD-ĐT sửa đổi.
Cứ đà này, giáo dục ĐH Việt Nam sẽ tiếp tục lao vào khủng hoảng và tụt hậu.
Bình luận (0)