xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chấn chỉnh thị trường xuất khẩu lao động

GIANG NAM

Cần chấn chỉnh, xử lý nghiêm các doanh nghiệp dịch vụ vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động

Vụ việc 150 lao động Việt Nam tại Nhật Bản bị Công ty Nexcel (tỉnh Aichi, Nhật Bản) nợ lương gây xôn xao những ngày cuối năm 2024. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo cho những doanh nghiệp (DN) bất chấp việc đưa người lao động (NLĐ) ra nước ngoài làm việc không phù hợp với quy định của pháp luật.

Nhiều người phản ứng

Đáng chú ý, Công ty Nexcel là dạng DN làm dịch vụ cung ứng nhân lực ngoài (còn gọi là haken) "bắt tay" với các DN tại Việt Nam đưa NLĐ sang Nhật Bản rồi cho thuê lại.

Theo phản ánh của anh Não Văn K. (SN 2002, ngụ tỉnh Ninh Thuận), đầu tháng 5-2024, anh xem được quảng cáo tuyển dụng kỹ sư đi làm việc tại Nhật Bản của Công ty TNHH Tư vấn du học Harumi (huyện Hóc Môn, TP HCM). Nhận thấy phù hợp với yêu cầu, nên anh ứng tuyển và đóng tổng cộng 132 triệu đồng. Nhưng học tiếng được vài tháng thì anh K. bất ngờ nhận được thông tin hồ sơ của mình sẽ chuyển cho Công ty CP Quốc tế VJS Group (quận Tân Phú, TP HCM) để xin visa.

Đại diện 150 lao động bị Công ty Nexcel nợ lương làm việc với Ban Quản lý Lao động, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản  Ảnh: ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN

Đại diện 150 lao động bị Công ty Nexcel nợ lương làm việc với Ban Quản lý Lao động, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản .Ảnh: ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN

Nhận thấy mọi việc không rõ ràng về cách thức làm việc của 2 công ty này, đồng thời lo lắng về tương lai khi nơi làm việc, công việc cụ thể không như thỏa thuận ban đầu nên anh K. xin rút. "Sau khi thanh lý hợp đồng, bị Công ty Harumi trừ gần 84 triệu đồng. Quá bức xúc, tôi đã làm đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năng" - anh K. bức xúc.

Theo lãnh đạo nhiều DN xuất khẩu lao động (XKLĐ) uy tín, trường hợp của anh K. là còn may mắn vì chưa sang Nhật, nhiều người vì tin đơn tuyển kỹ sư mà không cần bằng cấp đang "dở khóc dở cười" ở xứ người. Anh Lê Văn Ph. (27 tuổi, quê Long An) mới đây cũng gửi đơn cho Báo Người Lao Động phản ánh, anh và hơn 30 đồng hương khác đang bị một DN có văn phòng đặt tại đường Âu Cơ (quận Tân Phú, TP HCM) đưa sang Nhật từ giữa năm 2024 nhưng có rất ít việc làm. 

"Chúng tôi tin theo đơn tuyển "kỹ sư nhân viên chính thức", công việc cụ thể là "chế tạo, sản xuất và gia công linh kiện ô tô cho nhà máy Toyota". Tuy nhiên, phía công ty không yêu cầu bằng cấp hay tay nghề, phỏng vấn đậu 100% dù nhiều người không hề biết một tiếng Nhật nào" - anh Ph. kể.

Sang đến Nhật Bản, số lao động đi cùng anh Ph. đều chờ việc từ công ty haken. Nhiều người được xếp đi bốc gạch, người được đi làm hồ, có người thì "ai kêu gì làm đó". Theo anh Ph. phản ánh, mức lương mà chủ sử dụng lao động trả cho NLĐ là 1.550 yen/giờ, thì công ty haken chỉ trả cho NLĐ 1.100 yen/giờ. 

Vì vậy, có nhiều người mỗi tháng chỉ nhận được khoảng 10.000 - 11.000 yen (từ 16 - 17 triệu đồng). Theo anh Ph., nhiều người phản ứng thì được công ty tuyển đầu vào ở Việt Nam báo là đóng 26.000 yen (khoảng 44 triệu đồng) thì sẽ cho ra ngoài làm (làm bất hợp pháp). Nhiều người không thể chịu đựng được đã nhờ người thân gửi tiền sang mua vé bay trở về Việt Nam.

Xuất cảnh phải đủ chuẩn

Ông Nguyễn Bá Hoan, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), cho biết tại Tọa đàm "Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài" do Báo Người Lao Động tổ chức mới đây, hiện cả nước có khoảng 450 DN được cấp phép đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, sắp tới có thể lên 500 DN vì thị trường đang ngày càng mở rộng.

Song, Thứ trưởng cho rằng nhức nhối nhất hiện nay là nhiều DN không có giấy phép, chức năng phái cử lao động nhưng vẫn quảng cáo tuyển dụng, nhận hồ sơ, tiền của NLĐ rồi không thực hiện hợp đồng mà chuyển cho các đơn vị có chức năng. Thậm chí, có DN móc nối với các đối tác nước ngoài để đưa lao động sang làm việc trái phép.

Nhiều DN cạnh tranh không lành mạnh nên thông tin về mức lương không chính xác, làm NLĐ ảo tưởng thu nhập cao, hoặc thời gian đào tạo ngắn, không cần ngoại ngữ, tay nghề. "Tôi khẳng định không có việc giản đơn, việc nhẹ lương cao, đào tạo ngắn. Tất cả đều phải được tuyển chọn, đào tạo kỹ cả về tay nghề, ngoại ngữ mới đủ tiêu chuẩn xuất cảnh" - ông Hoan nhấn mạnh.

Mới đây, Sở LĐ-TB-XH TP HCM có văn bản đề nghị UBND, Công an TP Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có liên quan tại địa phương thông tin, tuyên truyền, cảnh báo cho NLĐ trước các thông tin giả mạo về XKLĐ.

Văn bản nhấn mạnh Trung tâm Lao động ngoài nước (Colab) là đơn vị duy nhất được Bộ LĐ-TB-XH giao thực hiện các chương trình phi lợi nhuận đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài như: đi làm việc tại Hàn Quốc (chương trình EPS), hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Úc (chương trình VLMA), đào tạo thực tập kỹ thuật cho thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản (chương trình IM Japan), thực tập sinh hộ lý Nhật Bản... 

Thời gian qua, một số đối tượng nắm bắt tâm lý của NLĐ muốn xuất cảnh nhanh nên đã lợi dụng mạng xã hội để cung cấp thông tin không chính xác, giả mạo Bộ LĐ-TB-XH, Colab để lừa đảo, thu tiền trái quy định.

Do vậy, Sở LĐ-TB-XH TP HCM để nghị chính quyền địa phương và Công an TP Thủ Đức và quận, huyện đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tình trạng đưa NLĐ đi làm việc trái phép ở nước ngoài, có hình thức tuyên truyền cho người dân trên địa bàn cảnh giác với các lời mời chào, dụ dỗ đi làm việc ở nước ngoài với thu nhập cao; khuyến cáo NLĐ tìm hiểu thông tin chính thống, không tin vào cá nhân, tổ chức không giấy phép hoạt động dịch vụ XKLĐ.

Bên cạnh đó, khuyến khích người dân khi phát hiện các cá nhân, tổ chức, DN có dấu hiệu lừa đảo cần trình báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý, tố giác tội phạm sử dụng công nghệ cao cho cơ quan công an địa phương. 

Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra

Theo Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan, việc tồn tại các công ty nguồn, DN "ma" trong hoạt động XKLĐ làm cho thị trường nhiễu loạn, ảnh hưởng an ninh trật tự và làm tăng mức chi phí cho NLĐ khi có nguyện vọng ra nước ngoài làm việc. Việc này đang được Bộ LĐ-TB-XH phối hợp với các cấp chính quyền rà soát để thanh tra, kiểm tra và giao các cơ quan xử lý.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo