xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực cho trẻ thừa cân, béo phì

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng

(NLĐO) - Tình trạng béo phì ở trẻ em hiện nay ngày càng tăng do ảnh hưởng từ chế độ ăn, thói quen hằng ngày. Tiến sĩ- bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sẽ tư vấn cho phụ huynh cách giảm và tránh việc thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì ở trẻ gây ra nhiều hậu quả xấu ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, ngoài ra còn để lại nguy cơ mắc bệnh khi trưởng thành.

Nếu lo lắng về cân nặng của con, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp kịp thời. Trong nhiều trường hợp, trẻ thừa cân không cần giảm cân mà cần tăng cân chậm hơn khi tiếp tục phát triển chiều cao.

Chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực cho trẻ thừa cân, béo phì- Ảnh 1.

Bác sĩ dinh dưỡng tư vấn và thăm khám cho trẻ

Để xác định con bạn nặng quá nhiều hay tăng cân quá nhanh, các bác sĩ sẽ xem xét nhiều yếu tố, như: Tuổi, cân nặng, chiều cao và BMI theo tuổi, sức khỏe tổng thể, tốc độ tăng cân của con bạn…

Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra các vấn đề sức khỏe có thể do thừa cân béo phì gây ra như tăng huyết áp hoặc cholesterol cao hoặc thiếu các vi chất dinh dưỡng hoặc tìm hiểu yếu tố gia đình của con bạn về béo phì, mắc các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng…

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em (cho các lứa tuổi) dựa vào chỉ số đánh giá dinh dưỡng đã được WHO sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em (Z-Score)

Trẻ em < 5 tuổi

Chỉ số cân nặng theo tuổi với Z-Score (WAZ)

>2SD

Thừa cân

>3SD

Béo phì

Chỉ số cân nặng theo cao với Z-Score (WHZ)

>2SD

Thừa cân

>3SD

Béo phì

Chỉ số BMI theo tuổi với Z-Score (BAZ)

>2SD

Thừa cân

>3SD

Béo phì

Trẻ em 5-9 tuổi

Chỉ số cân nặng theo tuổi vớiZ-Score (WAZ)

>2SD

Thừa cân

>3SD

Béo phì

Trẻ em 5-19 tuổi

Chỉ số BMI theo tuổi vớiZ-Score (BAZ)

>1SD

Thừa cân

>2SD

Béo phì

Muốn duy trì cân nặng khỏe mạnh cho trẻ cần:

Áp dụng thói quen lối sống lành mạnh hơn, như tuân theo kế hoạch ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên, hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử và ngủ đủ giấc.

Trẻ em cần ăn đủ 3 bữa chính và 1-3 bữa ăn nhẹ có nhiều chất dinh dưỡng khi cần, để đảm bảo cho trẻ phát triển. Trẻ em nên tiêu thụ đủ và đa dạng các loại thực phẩm và đồ uống lành mạnh như: Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả, các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo hoặc đồ uống không chứa sữa được bổ sung canxi, vitamin A và vitamin D…

Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa, đậu đỗ, ...

Hạn chế thực phẩm và đồ uống có nhiều đường, nhiều chất béo bão hòa và nhiều muối. Vì những thực phẩm và đồ uống này ẩn chứa rất nhiều calo mà không có nhiều vi chất dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực cho trẻ thừa cân, béo phì- Ảnh 2.

Để phòng tránh thừa cân, béo phì trẻ nhỏ cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Dưới đây là một số mẹo để lựa chọn lành mạnh hơn:

Ít ăn đồ ăn nhanh hơn. Hãy ăn các món ăn phụ lành mạnh hơn như súp hoặc salad trái cây, không dùng các món chiên, xào, rán...

Thay thế các thực phẩm giàu chất béo giàu protein như xúc xích và gà rán,... bằng các lựa chọn thực phẩm nạc hơn như ức gà tây, đậu hoặc đậu phụ…

Thay thế thực phẩm chế biến sẵn bằng thực phẩm nguyên chất như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt.

Thay vì nước ngọt có đường, hãy uống nước, sữa ít béo hoặc không béo hoặc đồ uống không chứa sữa tăng cường. Đặt thực phẩm và đồ uống tốt cho sức khỏe ở nơi dễ nhìn thấy và dễ tiếp cận.

Nếu con thừa cân hoặc tăng cân quá nhanh, việc cắt giảm thực phẩm và đồ uống có hàm lượng calo cao có thể giúp ích.

Một số cách giúp con bạn cắt giảm lượng calo bổ sung

Tránh ăn vặt cả ngày; cung cấp khẩu phần ăn phù hợp với lứa tuổi và tránh ăn quá nhiều; đừng bắt con bạn phải ăn hết đồ ăn trên đĩa; đừng dùng thức ăn để khen thưởng hoặc trừng phạt con bạn; tránh để con bạn ăn trước tivi, máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác.

Hoạt động thể lực: Trẻ em từ 3 đến 5 tuổi cần được vận động thể chất suốt cả ngày để giúp trẻ tăng trưởng và phát triển. Trẻ lớn hơn từ 6 đến 17 tuổi nên hoạt động thể chất ít nhất 1 giờ mỗi ngày.

Hoạt động thể chất là tất cả những hành động liên quan đến sự di chuyển của cơ thể, bao gồm sinh hoạt hàng ngày và các bài tập từ nhẹ tới mạnh. Với trẻ nhỏ, vận động đơn giản là đi bộ, chạy nhảy và chơi đùa. Khi trẻ lớn hơn, các hoạt động thể chất được chia thành 3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng.

Hoạt động thể chất nhẹ nhàng bao gồm đi dạo, chơi nhạc cụ, chơi cầu trượt, bập bênh... Trong khi đó, chạy nhảy, đạp xe, leo trèo, bơi lội… là vận động mức độ vừa. Mạnh hơn là các môn thể thao đối kháng và thi đấu như bóng đá, cầu lông, chạy …


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo