Trước thực trạng trên, nhiều giải pháp được các chuyên gia, nhà khoa học đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí tại TP HCM trong hội thảo "Hiện trạng ô nhiễm không khí và chính sách quản lý chất lượng không khí tại TP HCM". Hội thảo do tổ chức Change Việt Nam phối hợp với Viện Môi trường và Tài nguyên thuộc ĐH Quốc gia TP HCM tổ chức ngày 27-11.
Cụ thể, các chuyên gia đã chỉ ra nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí tại TP HCM chủ yếu từ 3 nguồn: Khí thải phương tiện giao thông; phát thải hoạt động công nghiệp; nguồn thải từ hoạt động khác như xây dựng, nấu ăn, nông nghiệp…Trong đó, nguồn khí thải từ phương tiện giao thông chiếm phần lớn gây ra các ô nhiễm CO, NOx và bụi..
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nồng độ bụi mịn PM2.5 ở các đô thị Việt Nam vào khoảng 28 mg/m3/năm cao hơn gấp 3 lần so với khuyến nghị trung bình là 10 mg/m3/năm. Giai đoạn cuối năm là thời điểm ô nhiễm không khí tăng cao do sự kết hợp giữa yếu tố thời tiết với các nguồn nhiễm vốn có. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nhất là các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tim mạch, đột quỵ, ung thư. Nhóm nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ mang thai, người già dễ bị tác động bởi ô nhiễm không khí hơn nhóm trưởng thành.
Để giảm thiểu những ảnh hưởng do ô nhiễm không khí gây ra cho người dân, nhiều nhóm giải pháp được các chuyên gia đề xuất đến lãnh đạo TP HCM. Đó là cấp bách kiểm tra khí thải phương tiện giao thông, cấm lưu thông đối với những phương tiện quá đát, cũ kỹ. Có đề án hạn chế phương tiện giao thông vào nội đô, phát triển phương tiện giao thông công cộng. Đầu tư hệ thống quan trắc không khí tự động. Đề xuất Chính phủ ban hành đạo Luật không khí sạch. Phân nhóm các loại hình ngành nghề gây ô nhiễm để dễ quản lý. Kêu gọi cộng đồng chung sức để bảo vệ môi trường.
Bình luận (0)