xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ tịch nước: Cần sớm tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP HCM lên 23%

Bài: Phan Anh; Ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM

(NLĐO) - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh lần nữa các địa phương không được "ngăn sông cấm chợ", mỗi nơi một kiểu mà cần tạo nên một quốc gia thống nhất

Chiều 12-10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM đã có buổi giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết số 30/2021 của Quốc hội, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ; các giải pháp để kiểm soát dịch Covid-19, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.

Có hình thức tưởng niệm người mất do Covid-19

Phát biểu tại buổi giám sát, Chủ tịch nước chia sẻ với những tổn thất, mất mát, đau thương mà TP HCM phải gánh chịu trong thời gian qua. Chủ tịch nước cho rằng nên có hình thức tưởng niệm đồng bào, đồng chí đã mất trong đại dịch. Sắp tới, Quốc hội họp cũng sẽ có hình thức tưởng niệm. Nhưng TP HCM nên có hình thức phù hợp để tưởng niệm những mất mát, đớn đau do đại dịch Covid-19.

Chủ tịch nước: Cần sớm tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP HCM lên 23% - Ảnh 1.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi giám sát

Chủ tịch nước ủng hộ chiến lược thích ứng linh hoạt, an toàn trong điều kiện kiểm soát tốt dịch nhưng cần hiểu rõ ràng, nhất quán về thích ứng an toàn với dịch. Bởi sự thành công, bền vững của TP HCM phụ thuộc vào khả năng phục hồi và thích ứng.

Do đó, TP HCM nên có tiêu chí để quản lý an toàn, chặt chẽ. Nếu không, việc mở cửa rồi lại phải đóng lại sẽ rất khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. "Nếu tiếp tục đóng cửa thì không chịu nổi. Trước hết là đói nghèo, không chỉ tăng trưởng âm mà có thể phát sinh nhiều điều tồi tệ" - Chủ tịch nước cảnh báo.

Lấy sáng tạo làm động lực

Để khôi phục kinh tế, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng TP HCM cần tập trung vào 5 nhiệm vụ chính. Thứ nhất là tiếp tục đảm bảo huyết mạch kinh tế chủ yếu được thông suốt để nối lại chuỗi cung ứng hàng hóa, người lao động. Chủ tịch nước nhấn mạnh lần nữa các địa phương không được "ngăn sông cấm chợ", mỗi nơi một kiểu mà cần tạo nên một quốc gia thống nhất.

Thứ hai là khôi phục, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy gói hỗ trợ thuế, tín dụng, thu hút đầu tư tư nhân... Thứ ba là Việt Nam cần có chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp để tận dụng nguồn lực. Thứ tư là giải quyết vấn đề lao động, việc làm. Thứ năm là đảm bảo an sinh xã hội, bao gồm cả chính sách an sinh và sức khỏe tinh thần cho các nhóm bị tổn thương trong và sau đại dịch.

Chủ tịch nước: Cần sớm tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP HCM lên 23% - Ảnh 2.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho TP HCM

TP HCM nhanh chóng xây dựng chương trình trung hạn phục hồi kinh tế từ nay đến cuối năm 2025 nhằm giúp thành phố lấy lại đà tăng trưởng, tạo sức bật cho các năm sau.

Chủ tịch nước đặc biệt nhấn mạnh đề nghị các ĐBQH, TP HCM đề xuất Quốc hội, Chính phủ sớm tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho thành phố từ 18% lên 23% ngay năm 2022 để thành phố có thêm nguồn lực phục hồi, thúc đẩy cho đầu tàu kinh tế cả nước. Ngoài ra, TP HCM nên hướng đến mô hình nền kinh tế sáng tạo, lấy sáng tạo làm động lực phát triển. Bởi nếu không sáng tạo, thành phố sẽ suy giảm vai trò đầu tàu kinh tế trong nước.

Dự và phát biểu tại buổi giám sát, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên chia sẻ thành phố đã trải qua những ngày tháng hết sức khốc liệt chưa từng có do đại dịch Covid-19 hoành hành.

"Trong đại dịch, một lần nữa TP HCM nhận thấy rõ tinh thần đoàn kết, thương yêu, đùm bọc, kiên cường chịu đựng, đồng cam cộng khổ, thắt lưng buộc bụng của đồng bào, của cộng đồng doanh nghiệp để vượt qua những thời khắc hết sức cam go" - Bí thư Thành ủy TP HCM nhìn nhận.

[EDIT] 8G9A9924

Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP HCM, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; các tổ chức, cá nhân đã trực tiếp, gián tiếp đóng góp tinh thần, vật chất cho thành phố

Ông cũng cho biết qua đại dịch nhận thấy rất rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự chia sẻ, động viên, tinh thần trách nhiệm và quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở; đặc biệt là hệ thống y tế, lực lượng vũ trang, các lực lượng tuyến đầu đối với công tác phòng chống dịch tại thành phố.

Bí thư Thành ủy TP HCM trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã quan tâm, ủng hộ, vận động, tiếp sức cho TP HCM; cảm ơn tổ chức, cá nhân đã trực tiếp, gián tiếp đóng góp tinh thần và vật chất để TP HCM có kết quả hôm nay.

Theo Bí thư Thành ủy TP HCM, khi thành phố thực hiện "ai ở đâu, ở yên đó", số lượng người dân trên địa bàn thành phố không phải là 10 triệu người mà có thể 14 triệu người. Ông nhìn nhận việc kiến thiết lại một thành phố, một đô thị làm thế nào để người dân đến làm ăn, sinh sống yên ổn, yên tâm và được đảm bảo các yêu cầu cho cuộc sống an toàn thì cực kỳ khó khăn.

Do đó, ông mong muốn Chủ tịch nước, các đại biểu Quốc hội tiếp tục ủng hộ, thúc đẩy cơ chế chính sách giúp thành phố sớm xây dựng nhà ở xã hội cho người dân.

Theo ông Nguyễn Văn Nên, TP HCM chuẩn bị nhiều chiến lược trong giai đoạn tới. Trụ cột là chiến lược về y tế; trong chiến lược về xã hội, có quan tâm đến dân cư, nhà ở cho người lao động. Ông cũng cho hay TP HCM mời người dân ở lại, quan tâm tiêm vắc-xin và an sinh xã hội cho người lao động. Đối với người lao động có nhu cầu về quê thì thành phố phối hợp tổ chức cho người dân về quê một cách an toàn.



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo