xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất thu hồi đất ngay từ khi có quy hoạch

QUỐC ANH

(NLĐO) - Nhiều đại biểu cho rằng cần điều chỉnh thời điểm thu hồi đất đối với các dự án để tránh việc "đầu cơ", gom đất... thậm chí là thu hồi đất ngay từ lúc có quy hoạch.

Tại hội thảo góp ý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) diễn ra ngày 6-10 do Thường trực Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM chủ trì, ông Hoàng Ngọc Tuân, đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM đã nêu ý kiến. Ông Tuân cho rằng thực tế có bất cập từ thời điểm và phạm vi thu hồi đất để thực hiện các dự án, đặc biệt là dự án giao thông.

Đề xuất thu hồi đất ngay từ khi có quy hoạch - Ảnh 1.

Ông Hoàng Ngọc Tuân đề xuất điều chỉnh thời điểm và phạm vi thu hồi đất đối với các dự án giao thông.

Theo ông Tuân, dự thảo quy định thu hồi đất sau khi phê duyệt dự án, ngoài ra Điều 92 còn quy định phải xây dựng xong phương án bồi thường mới thu hồi đất. Điều này dẫn đến việc "đầu cơ" đất sau khi biết thông tin quy hoạch vì những dự án giao thông thường 5-10 năm sau mới triển khai.

Bên cạnh đó, phạm vi thu hồi đất cũng có những bất cập vì chỉ thu hồi phục vụ xây dựng dự án, hành lang bảo vệ an toàn. Quy định này đúng với những dự án nhà ở, còn dự án giao thông sẽ có bất cập.

Cho rằng đối với dự án giao thông thì giá trị thặng dư không nằm trong phạm vi dự án, ông Tuân dẫn chứng như dự án metro thì phạm vi thu hồi đất 2 bên tối đa là 26 m nhưng toàn bộ phạm vi 500 m đến một cây số xung quanh đó mới phát sinh giá trị thặng dư.

"Hai bất cập này có thể tạo cơ hội cho nhà đầu cơ trong và ngoài nước mua đất xung quanh khi biết quy hoạch. Họ đi trước một bước" – ông Tuân nói. Do đó, ông đề nghị trong dự thảo nên bổ sung nội dung để mở rộng hành lang pháp lý về thời điểm thu hồi đất và phạm vi thu hồi đất. Việc này nhằm tránh bất cập là Nhà nước không quản lý được tiềm năng rất lớn của quỹ đất xung quanh dự án.

Đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM cho hay, theo thống kê chưa đầy đủ, dọc tuyến metro số 1 (gần 20 km) còn khoảng 500 ha đất thuộc sở hữu Nhà nước. "Chúng ta ước tính mỗi mét vuông đất có giá trị 100 triệu thì đã có 50.000 tỉ đồng, dư sức xây dựng 1 tuyến, khỏi đi vay" – ông Tuân nói.

Đồng quan điểm, ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng Ban Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất, cho rằng nhiều công trình từ lúc quy hoạch đến khi thực hiện mất nhiều thời gian, có thể tới 10 năm sau khiến chi phí bồi thường lớn hơn. Vì vậy, ông Hưng đề xuất nên thu hồi đất từ lúc có quy hoạch để có quỹ đất sạch cho đấu giá, đấu thầu hoặc thực hiện dự án bằng vốn ngân sách.

"Thu hồi xong để đó và muốn giao nhà đầu tư làm dự án khu đô thị thì đấu giá quyền sử dụng đất, muốn phục vụ cộng đồng thì lấy vốn ngân sạch làm dự án hạ tầng… Vì vậy, cần nghiên cứu thu hồi đất ở các giai đoạn khác nhau, trong đó cần tính toán ngay từ giai đoạn phê duyệt quy hoạch để đảm bảo nguồn lực có thể thực hiện được các dự án chứ không phải là quy hoạch treo như thời gian qua" – ông Hứa Quốc Hưng nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo