Cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, ban hành quy trình rút ngắn thủ tục hành chính trong đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở, dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Đồng thời chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP HCM (HFIC) nghiên cứu, đề xuất UBND thành phố xem xét việc bổ sung các dự án xây nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào chương trình kích cầu đầu tư của thành phố để thực hiện theo Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố.
Một dự án nhà ở xã hội tại TP Thủ Đức, TP HCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Cùng với đó, phối hợp với Sở Tài chính bổ sung vốn ngân sách nhà nước (nguồn vốn sự nghiệp) để hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, uy tín trong lĩnh vực bất động sản tham gia và triển khai đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, tạo nguồn cung cho thị trường.
Phối hợp với Sở Xây dựng công khai Danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để các doanh nghiệp xem xét, tham gia đấu thầu theo quy định.
Giao Sở Quy hoạch và Kiến trúc lập, thẩm định và trình phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, UBND thành phố yêu cầu khi quy hoạch các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới nhất thiết phải kèm theo quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, đảm bảo hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy định.
Các khu công nghiệp phải dành tối thiểu 2% tổng diện tích để quy hoạch nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu.
Riêng Sở Xây dựng đôn đốc chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của các dự án này theo tiến độ được phê duyệt. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện thì tham mưu UBND thành phố thu hồi quỹ đất 20% để lựa chọn, giao cho các chủ đầu tư khác.
Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn.
Bình luận (0)