xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ động thích ứng để giữ việc làm

Bài và ảnh: MÂY TRINH

Hiện nhiều doanh nghiệp, người lao động vẫn chưa xác định được các kỹ năng cần thiết để nâng cấp, đào tạo, trong khi thị trường lao động thay đổi

"Xin chào, tôi tên Lâm đang tìm công việc lái xe văn phòng hoặc lái xe cho sếp. Tôi đã có kinh nghiệm 20 năm làm cho công ty nước ngoài". Dòng trạng thái bằng 2 ngôn ngữ Việt và Anh trên được ông Lê Vạn Thanh Lâm (50 tuổi; ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) đăng tải lên LinkedIn - mạng lưới kết nối việc làm dành cho lao động có trình độ.

Cập nhật kiến thức, kỹ năng

Chỉ trong vòng 1 tuần đăng tải, đã có khoảng 50 đơn vị liên hệ mời ông Lâm ứng tuyển nhưng đa số là công ty trong nước. Trong khi vì sử dụng tiếng Anh lưu loát nên ông mong muốn tìm doanh nghiệp (DN) nước ngoài để phát huy được thế mạnh.

Ông Lâm kể suốt nhiều năm chạy xe, hễ có thời gian rỗi là học ngoại ngữ. Sau 40 tuổi, trí nhớ phần nào kém hơn nhưng ông vẫn cố gắng duy trì thói quen đọc báo, xem tin tức tiếng Anh mỗi ngày. Nhờ đó, ông cập nhật các xu hướng, công nghệ mới trên thế giới. Ông Lâm cho biết: "Điểm khác biệt của tôi so với phần đông ứng viên cùng vị trí là khả năng ngoại ngữ cùng kinh nghiệm nhiều năm lái xe cho các vị trí lãnh đạo. Vậy nên, khi thị trường lao động khan hiếm việc làm, tôi vẫn có cơ hội nhiều hơn". Ông Lâm là một ví dụ cho việc chủ động thích ứng của người lao động (NLĐ).

Người lao động cần cập nhật kiến thức, kỹ năng để thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động

Người lao động cần cập nhật kiến thức, kỹ năng để thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động

Theo các chuyên gia, hiện đa phần người đi làm vẫn đang bị động trong việc cập nhật, nâng cấp kỹ năng mới, dù họ ý thức rõ về sự cần thiết của điều này nhưng chưa đúng và đủ. Bà Nguyễn Trang, người sáng lập kênh Podcast The Workaholics (chuyên chia sẻ về công việc, nhân sự), phân tích nhiều NLĐ đang băn khoăn trong xác định hướng đi. Kể cả khi họ chủ động học hỏi nhưng gặp khó khi lựa chọn kỹ năng cần phát triển, phù hợp cho nghề nghiệp. "NLĐ dù biết nhiều thứ nhưng không chuyên sâu, thiếu sự ổn định hay tương thích với nhu cầu DN thì khi tìm việc, cơ hội sẽ hạn chế" - bà Trang nói.

Còn ông Nguyễn Công Thủy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Jobtest (quận Tân Bình, TP HCM), cho rằng không chỉ NLĐ mơ hồ về các kỹ năng DN cần, mà nhà tuyển dụng cũng không dễ xác định yêu cầu đưa ra. Thực tế, quy trình tuyển dụng vẫn còn cảm tính, không có công cụ đánh giá điểm mạnh, yếu của ứng viên. Vì vậy, khi vào làm, NLĐ chưa đáp ứng kỳ vọng của người sử dụng lao động, buộc DN phải đào tạo lại. Song ngân sách đào tạo hạn hẹp, nhất là giai đoạn khó khăn như hiện nay, nên NLĐ khó có đủ điều kiện tiếp cận. Hơn nữa, tư duy của lãnh đạo nhiều DN chỉ quan tâm tới năng suất, còn NLĐ hiện hướng tới các tiêu chuẩn DEI (đa dạng - bình đẳng - hòa nhập) và ưu tiên cân bằng giữa công việc - cuộc sống.

Tiêu chí tuyển dụng đang thay đổi

Ông Thủy cũng chỉ ra một bất cập khác như hiện nay việc chuyển đổi số là bắt buộc nhưng đa phần DN gặp thất bại khi bắt đầu. Thay vì sử dụng công nghệ giúp DN tiết kiệm thời gian, nguồn lực nhưng kết quả công việc ngược lại. Ông Thủy dẫn chứng từng có công ty sản xuất, sau khi số hóa, năng suất giảm hơn 20% - 30%. Nguyên nhân là do một phần đến từ quy trình vận hành chưa chuẩn.

Theo ông Thủy, việc số hóa cần triển khai từng bước để cho NLĐ có thời gian làm quen, nhất là lao động lớn tuổi; DN cần phân loại, đánh giá mức độ phức tạp của công nghệ cũng như trình độ của NLĐ để xây dựng hệ thống cho phù hợp. Ngoài ra, phải thay đổi góc nhìn của chính người đứng đầu DN, chú trọng nhiều hơn vào chỉ số cảm xúc của nhân viên (EQ) cũng như có sự chủ động thích nghi.

Bà Đinh Kim Nhung, nguyên quản lý cấp cao nguồn nhân lực các tập đoàn lớn như VNG, Masan Group..., nhận xét tiêu chí tuyển dụng đang ngày càng thay đổi. Trước đây, thường chọn lọc dựa trên chức năng thì nay DN quan tâm nhiều tới tính độc lập, tự chủ, khả năng đưa ra quyết định, lãnh đạo. Hiện tình hình kinh tế có biến chuyển tích cực nhưng các chi phí đều tăng, nên DN kỳ vọng nhân viên làm việc năng suất hơn để cùng DN vượt qua thách thức.

Bên cạnh đó, Việt Nam là đất nước có nguồn lao động trẻ, vì thế, với NLĐ càng lớn tuổi, khả năng cạnh tranh càng kém. Bà Nhung khuyên NLĐ cần chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống này; tận dụng các kênh thông tin hiện có để tự học nhưng phải định hình rõ điểm yếu hay mục đích của mình là gì. "Ví dụ như người có chuyên môn về tài chính và làm trong ngành bán lẻ có thể mở rộng vốn hiểu biết về phân phối, vận hành bán lẻ và phục vụ khách hàng... Điều quan trọng là khả năng tạo ra giá trị của mỗi người, còn nếu ù lì, trì trệ thì sẽ bị đào thải rất nhanh" - bà Nhung nói. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo