icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơ hội cải cách sâu rộng

PGS-TS NGÔ TRÍ LONG - chuyên gia kinh tế

Ngày 14-7, giá vàng miếng SJC được giao dịch quanh 121,5 triệu đồng/lượng, cao hơn giá thế giới khoảng 15 triệu đồng/lượng.

Mức chênh lệch cao của giá vàng miếng SJC và thế giới duy trì thời gian qua, trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng.

Dự thảo điều chỉnh về mặt kỹ thuật như mở rộng đối tượng được phép sản xuất vàng miếng nhưng chưa "đụng" nhiều tới các điểm nghẽn thể chế then chốt. Trong đó, đáng kể nhất là sự vắng bóng của các công cụ thị trường hiện đại như sàn giao dịch vàng quốc gia. Chưa kể, điều kiện vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỉ đồng cho doanh nghiệp (DN) muốn sản xuất vàng miếng cũng chưa hợp lý. Bởi thực tế, cả nước chỉ có 1 - 2 DN có thể đáp ứng.

Trong bối cảnh giá vàng thế giới biến động nhanh, việc DN vẫn phải xin phép từng lần nhập - xuất khẩu vàng nguyên liệu sẽ gây chậm trễ, mất cơ hội, giảm hiệu quả kinh doanh. Cần chuyển sang quản lý theo hạn mức năm và hậu kiểm.

Trong hơn một thập kỷ qua, từ khi Nghị định 24 có hiệu lực (năm 2012), thị trường vàng Việt Nam đã tồn tại tình trạng chênh lệch giá giữa trong nước và quốc tế. Đến tháng 7-2025, giá vàng miếng SJC lên tới 121 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới từ 13-15 triệu đồng/lượng (khoảng 10%-12%) là mức chênh lệch rất cao trong khu vực. Điều này phản ánh thực trạng thiếu cạnh tranh, cơ chế điều hành thị trường còn bất cập.

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã từng thực hiện kiểm soát thị trường vàng trong giai đoạn lạm phát cao nhưng sau đó đã cải cách. Đơn cử, Trung Quốc cho phép hàng chục DN nhập khẩu vàng nguyên liệu thông qua cơ chế đấu thầu do Ngân hàng Trung ương kiểm soát; Thái Lan áp dụng hệ thống cấp hạn mức hằng năm minh bạch và kiểm toán điện tử toàn bộ chuỗi cung ứng vàng;…

Thị trường vàng trong nước nếu "méo mó" thì không chỉ gây thiệt hại cho người dân và DN mà còn cản trở hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ. Vì vậy, việc mở cửa thị trường vàng theo nguyên tắc thị trường - minh bạch - công nghệ số là không thể trì hoãn.

Lẽ đó, sửa đổi Nghị định 24 cần theo hướng Ngân hàng Nhà nước không trực tiếp sản xuất vàng miếng; tập trung vào vai trò thiết kế chính sách, điều tiết thị trường và giám sát rủi ro vĩ mô; cần cấp phép sản xuất vàng miếng cho ít nhất 5 - 7 DN đủ điều kiện năng lực tài chính - công nghệ; xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất về vàng miếng, không áp đặt thương hiệu riêng; xóa bỏ điều kiện "giấy phép con" theo Nghị định 24, áp dụng cơ chế hậu kiểm, phù hợp với Luật Đầu tư và Luật DN; xây dựng hạn mức nhập - xuất khẩu vàng từ đầu năm, phân bổ minh bạch; kiểm soát thông qua cơ chế số hóa, báo cáo định kỳ và giám sát liên ngành…

Việc sửa đổi Nghị định 24 lần này là cơ hội chiến lược để cải cách thị trường vàng - một lĩnh vực gắn liền với ổn định tài chính vĩ mô và niềm tin vào chính sách tiền tệ. 

Thái Phương ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo