xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơ hội lớn

TS Huỳnh Phước Nghĩa (Đại học Kinh tế TP HCM)

Thông tin Vingroup khởi công dự án khu đô thị mới Hậu Nghĩa (Long An) thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, thị trường.

Cần nhìn nhận để phát triển và thay đổi diện mạo của đô thị ở một vùng cần dựa trên một dự án có quy mô đủ lớn. Một dự án bất động sản khi triển khai quy mô đại đô thị sẽ tương đương với cả một xã, phường nên sẽ tác động tới nhiều yếu tố từ thu hút dân cư đến các ngành công nghiệp, dịch vụ đi kèm. Chất lượng cơ sở hạ tầng của địa phương được nâng cao sẽ góp phần thu hút đầu tư, tạo thêm công ăn việc làm, giúp chuyển mình kinh tế - xã hội của địa phương.

Đơn cử, từ dự án khu đô thị mới Hậu Nghĩa có thể kết nối đến TP HCM theo hướng Quốc lộ 22 (đường Xuyên Á); tiếp cận xuống các tỉnh Tây Nam Bộ và Campuchia thông qua các tuyến giao thông huyết mạch. Một loạt hạ tầng trọng điểm của khu vực này cũng đang được triển khai như đường Vành đai 4, đường cao tốc, đường Vành đai 3, tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương…

Các khu đô thị mới được xây dựng, kết nối với các dự án về cảng biển, sân bay, các khu công nghiệp trọng điểm sẽ là cơ hội lớn thúc đẩy nhanh hơn tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp của vùng.

Có điều, muốn nâng tầm diện mạo đô thị ở một khu vực thì một đại dự án đô thị là chưa đủ, bên cạnh Vingroup, cần thêm nhiều dự án khác đến từ những doanh nghiệp bất động sản khác. Khi các địa phương thu hút được những doanh nghiệp "đại bàng" trong ngành sẽ góp phần thay đổi nhanh chóng diện mạo của khu vực. Muốn vậy, cần đồng bộ từ quy hoạch, chính sách pháp luật theo hướng tạo thuận lợi để thu hút dòng vốn đầu tư của nhà đầu tư trong nước và cả dòng vốn nước ngoài. Cải thiện cơ sở hạ tầng về giao thông với những dự án đường cao tốc đang, sắp được triển khai.

Khi môi trường đầu tư thông thoáng, dòng vốn sẽ đổ vào Long An nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung. Khi đó, không chỉ "đại bàng" bất động sản mà nhiều doanh nghiệp "đại bàng" ở các lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ… hội tụ, cùng nâng tầm đô thị.

Có 3 vấn đề cốt lõi trong câu chuyện phát triển kinh tế, đô thị cho vùng ĐBSCL. Thứ nhất, phát triển hạ tầng bằng cách áp dụng chính sách ưu đãi khuyến khích, thu hút vốn đầu tư. Khi có nhà đầu tư lớn vào sẽ tạo động lực cho kinh tế địa phương, thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển, tạo hệ sinh thái mới mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.

Thứ hai, muốn kinh tế vùng ĐBSCL phát triển, không thể thiếu đầu tư vào nguồn nhân lực, tránh tình trạng "chảy máu" chất xám đi các nơi khác. Nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu phát triển của doanh nghiệp, của địa phương. Thứ ba, cần đồng bộ với đáp ứng về cơ sở hạ tầng từ nhà ở, trường học, bệnh viện… cho cư dân đô thị.

Khi 3 vấn đề cốt lõi trên được phát triển đồng bộ thì diện mạo đô thị của ĐBSCL chắc chắn sẽ thay đổi thực chất, xứng tầm và bền vững. 

Lam Giang ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo