Bộ LĐ-TB-XH đang đề xuất thay đổi cách tính lương tối thiểu (LTT) theo hướng quy định rõ các yếu tố để làm cơ sở xác định LTT. Bộ LĐ-TB-XH cho biết, theo khảo sát với 1.600 NLĐ tại 60 công ty do Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện cho biết 20% trả lời thu nhập không thể đủ cho cuộc sống của họ; 31% phải chi tiêu rất đạm bạc và tiết kiệm; 41% có mức lương chỉ đủ để trang trải các nhu cầu cuộc sống của họ; và chỉ có 8,0% có khả năng để làm cho tiết kiệm. Với mức thu nhập thấp như vậy, NLĐ buộc phải làm việc thêm giờ để duy trì cuộc sống.
Theo khảo sát với 1.600 NLĐ tại 60 công ty do Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện cho biết 20% trả lời thu nhập không thể đủ cho cuộc sống của họ;
Trong khi đó, Khoản 1, Điều 91 của Bộ luật Lao động hiện hành quy định: tiền LTT phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ. Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu sống tối thiểu là rất khó định lượng bởi sự không rõ ràng về các yếu tố cấu thành nhu cầu tối thiểu của NLĐ và gia đình họ cũng như các cơ quan chịu trách nhiệm xác định các yếu tố này.
Các khảo sát về nhu cầu sống thường khó cho kết quả chính xác vì người khảo sát thường có xu hướng kê khai cao hơn so với nhu cầu thật của họ, ngoài ra nhu cầu sống của người khảo sát có sự chênh lệch khác biệt đối với mỗi đối tượng khảo sát (nhu cầu vật chất và nhu cầu về tinh thần). Trong khi đó, các khảo sát về mức sống của người dân, hộ gia đình thường dễ xác định và đưa ra kết quả tin cậy hơn cho việc định lượng mức sống tối thiểu của một người do có thể định lượng dựa vào giá thị trường các vật dụng thiết yếu, giá các dịch vụ cơ bản như: nhu yếu phẩm thiết yếu ăn, uống, dịch vụ thiết yếu, dịch vụ y tế cơ bản...
Do đó, cơ quan soạn thảo đề xuất sửa đổi quy định mức LTT theo hướng: Quy định rõ các yếu tố của mức LTT để làm cơ sở xác định LTT, bao gồm: (1) Mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ; (2) Mức tiền lương phổ biến trên thị trường lao động; (3) Giá tiêu dùng; và (4) Điều kiện kinh tế - xã hội, năng suất lao động; tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; việc làm và thất nghiệp của người lao động.
Bình luận (0)