Thực tế có thể thấy tại thị trường việc làm TP HCM hiện nay, tình trạng nhân viên tìm việc thường có xu hướng làm việc một thời gian, sau đó lại rời bỏ công việc và tìm một chỗ làm mới. Đâu là lý do khiến nhân viên nghỉ việc và tìm kiếm việc làm mới, cùng tìm hiểu một số lý do dưới đây nhé.
1. Cơ hội phát triển nghề nghiệp
Khi tham gia vào một công ty, người lao động luôn mong muốn tìm được môi trường tốt để phát triển khả năng nghề nghiệp của mình. Nếu chủ doanh nghiệp chỉ cho nhân viên làm một công việc cho đến khi hết tuổi lao động sẽ gây sự nhàm chán công việc. Đa số nhân viên đều mong muốn có một công việc có cơ hội phát triển nghề nghiệp, thăng tiến trong tương lai. Nếu không có cơ hội phát triển thì sớm hay muộn họ cũng sẽ rời bỏ doanh nghiệp để tìm công việc mới.
2. Mối quan hệ với đồng nghiệp
Có muôn vàn những lý do từ sếp và công ty khiến nhân viên phải bỏ việc. Nhưng một lý do không kém phần quan trọng khác đó là do đồng nghiệp. Khi làm trong cùng một môi trường với nhau không thể không tránh khỏi những bất đồng quan điểm trong công việc, và mâu thuẫn xảy ra là điều tất yếu sẽ xảy ra, từ đó sẽ dẫn đến những trường hợp như nói xấu nhau, soi mói, dựng chuyện... Điều này sẽ khiến nhân viên cảm thấy mệt mỏi, và không muốn tiếp tục công việc.
Thiếu công bằng trong công việc là một trong những nguyên nhân dẫn tình trạng nhân viên nghỉ việc
3. Thiếu sự công bằng
Sự công bằng trong công việc là điều mà hầu hết tất cả nhân viên đều mong muốn nhận được từ công ty. Và một trong những lý do dẫn đến tình trạng nhân viên nghỉ việc là do thiếu sự công bằng trong công việc. Khi bước vào môi trường công sở, nhân viên đều hiểu rằng ai cũng có quyền ngang nhau, ai cống hiến nhiều hơn sẽ được ghi nhận nhiều hơn. Thế nhưng ở các doanh nghiệp vẫn đang tồn tại sự thiếu công bằng. Điều này khiến nhân viên cảm thấy bất mãn, và chắc chắn rằng họ sẽ không muốn làm việc tại công ty lâu dài.
4. Môi trường làm việc
Một nhân viên giỏi khi được nhận vào làm việc họ sẽ mong muốn được cống hiến hết mình và muốn công ty có sự năng động và nhiệt huyết. Nếu đến công ty và thấy môi trường không năng động, nhân viên cũ trì trệ... chắc hẳn nhân viên mới sẽ cảm thấy nhàm chán và không muốn tiếp tục công việc.
5. Không còn đam mê với công việc
Đa số các doanh nghiệp khi tuyển người, họ đều nghĩ rằng với các công việc đơn giản thì mọi nhân viên có thể làm được. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Ví dụ nếu nhân viên A có kinh nghiệm bán hàng siêu thị chuyên về mảng tiêu dùng nhưng lại xếp vào nhóm quản lý chất lượng thực phẩm. Như vậy là đã không có sự phù hợp giữa con người với công việc. Sau một thời gian nhất định họ sẽ rời bỏ doanh nghiệp để tìm công việc phù hợp với năng lực, công việc của mình hơn.
Đây là 5 lý do ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của nhân viên nhiều nhất, hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có những biện pháp để giữ chân nhân tài phát triển doanh nghiệp.
Bình luận (0)