Theo đó, 5 trường hợp được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh gồm:
- Hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh (KCB) với các đối tượng gồm người có công với cách mạng; cựu chiến binh; người được hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng; người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; thân nhân của người có công với cách mạng; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
- Hỗ trợ 100% chi phí KCB và không áp dụng giới hạn tỉ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế đối với người hoạt động cách mạng trước năm 1945; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỉ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; trẻ em dưới 6 tuổi.
- Hỗ trợ 100% chi phí KCB tại tuyến xã.
- Hỗ trợ 100% chi phí KCB đối với các trường hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% lương cơ sở (Mức lương cơ sở hiện nay là 1,39 triệu đồng/tháng).
- Hỗ trợ 100% chi phí KCB khi người bệnh tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ khi tự đi KCB vượt tuyến.
Đối với các trường hợp khác, mức hưởng BHYT chỉ từ 80 - 95%. Ngoài ra, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo; hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo và thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều; hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên...
Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ thì được hưởng mức hỗ trợ đóng BHYT theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác có thể hỗ trợ đóng BHYT cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu trên.
Bình luận (0)