xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bán công ty để... thoát nợ BHXH

LÊ AN NHIÊN (Báo Lao Động)

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp dùng chiêu mua bán, sát nhập, chia tách công ty để né tránh các khoản nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Đáng nói, đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng “chiêu thức” này để qua mặt cơ quan chức năng và NLĐ, chiếm đoạt hàng tỉ đồng

Những ngày qua, hàng trăm công nhân (CN) Công ty TNHH Handuck Việt Nam (KCN Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, T.HCM) đứng ngồi không yên vì quyền lợi BHXH, BHYT bị xâm phạm, họ cũng không đi làm thủ tục nhận bảo hiểjm thất nghiệp (BHTN) được vì những tháng cuối cùng công ty không đóng khoản này cho cơ quan BHXH. Nguyên do, đang hoat động bình thường thì đầu tháng 6-2017, giám đốc tuyên bố công ty đã bán lại quyền sở hữu cho một người Hàn Quốc với giá 413.000 USD.

Bỏ mặc quyền lợi công nhân

Theo tìm hiểu của phóng viên, kể từ ngày 15-6, ban giám đốc mới của công ty tuyên bố với CN ban giám đốc cũ không còn chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của công ty vì công ty đổi tên và có ban lãnh đạo mới! Trước thông tin này hàng trăm CN đã đồng loạt lãn công để yêu cầu công ty phải giải quyết các quyền lợi liên quan đến chế độ tai nạn lao động, thai sản, sổ BHXH, quyền lợi khi CN thôi việc… đặc biệt là đóng số tiền nợ BHXH để chốt, trả sổ BHXH cho người lao động (NLĐ).

Nữ CN Nguyễn Thị Lan cho biết, mong muốn lớn nhất của tụi em là công ty đóng trước khoản BHTN để CN có thể đăng ký lãnh trợ cấp thất nghiệp. Nhưng giám đốc công ty nhiều lần hứa rồi không thực hiện khiến giờ này, CN điêu đứng đã mất việc, còn không có trợ cấp thất nghiệp.

Làm việc với các cơ quan chức năng, ông Han Man Sik - Đại diện ủy quyền của công ty TNHH Handuck Việt Nam đã đưa ra các bằng chứng cho rằng việc bán tài sản của công ty được thực hiện hợp pháp, có hợp đồng lập tại văn phòng luật sư. Sau khi chuyển nhượng, bên mua cũng đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 1-6-2017 và đổi tên thành Cty TNHH Best Vina. Còn khoản nợ BHXH hơn 3 tỉ đồng, ông Han Man Sik cam kết sẽ thanh toán chậm nhất ngày 20-6-2017 sẽ dứt điểm. Thế nhưng, đúng hẹn phía Công ty Handuck Việt Nam đã không thực hiện đúng như cam kết. Theo trình bày của NLĐ thì khoản tiền BHXH này sẽ khó mà đòi được. Bởi lẽ, số tiền bán công ty đều do ông Han Man Sik tiếp nhận, nhưng giờ này, ông này đã đi khỏi công ty và ở đâu thì không ai biết được. Ông Han Man Sik cũng không còn quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trên giấy tờ ở công ty này nữa. Trong khi hiện chủ mới là Công ty TNHH Best Vina đã vào tiếp quản hoạt động.


Bán công ty để... thoát nợ BHXH - Ảnh 1.

NLĐ Cty J-Tex Vina ngừng việc tập thể khi biết công ty đã bị bán cho một chủ khác mà quyền lợi BHXH, BHYT, BH thất nghiệp không được giải quyết - Ảnh: L.T

Trong khi đó, theo cơ quan BHXH huyện Củ Chi, từ tháng 8-2016 đến tháng 5-2017, Công ty TNHH Handuck Việt Nam (do bà Phan Thị Ly là đại diện pháp luật) đang để nợ trên 3 tỉ đồng BHXH, BHYT, BH TN của NLĐ. Cơ quan BHXH đã nhiều lần đôn đốc, kiểm tra nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ nhưng công ty không khắc phục.

Trước tình hình này, ông Nguyễn Thành Đô - Chủ tịch CĐ các KCX-CN TP HCM cho biết, CĐ các KCX-CN TP đã đề xuất Ban Quản lý các KCX-CN TP, LĐLĐ TP kiến nghị UBND TP cùng các sở, ngành có biện pháp ngăn chặn chủ DN xuất cảnh và có giải pháp để yêu cầu DN phải trả nợ như cam kết. Cùng với đó, CĐ sẽ tiếp tục nắm bắt tình hình và hướng dẫn trình tự, thủ tục cho NLĐ khởi kiện Công ty TNHH Handuck Việt Nam ra tòa để đòi quyền lợi chính đáng.

"Chiêu trò" của các ông chủ ngoại

Không phải đến bây giờ, mà từ nhiều năm qua, việc sử dụng "chiêu trò" trong hoạt động chuyển nhượng công ty với mục đích trốn đóng các khoản BHXH, BHYT của NLĐ đã được nhiều DN áp dụng. Ví dụ, vụ chuyển nhượng giữa Cty TNHH Đi Nô cho Cty TNHH Green Apparel (100% vốn Hàn Quốc, chuyên may xuất khẩu, trụ sở 554 Lê Văn Khương, quận 12, TPHCM). Không biết các ông chủ ngoại của hai công ty này thỏa thuận mua bán với nhau thế nào, nhưng khoản nợ BHXH, BHYT hơn 2,6 tỉ đồng của gần 300 CN lại bị "lơ" đi. Sau đó, hàng trăm CN đã phải ngừng việc tập thể phản đối yêu cầu 1 trong 2 công ty phải đứng ra chịu trách nhiệm. Khoản nợ này sau đó cứ đùn qua đẩy lại mãi và chỉ NLĐ là chịu thiệt hại.

Một vụ mua bán, chuyển nhượng DN lòng vòng trong khi đang nợ các khoản BHXH, BHYT của NLĐ đầm đìa đã được thực hiện "trót lọt" là trường hợp tại công ty TNHH J-Tex Vina, quận 9 mà chúng tôi đã từng phản ánh. Đang nợ BHXH đầm đìa với hơn 3 tỉ đồng, Cty này đã âm thầm bán nhà xưởng cho một ông chủ khác cũng là người Hàn Quốc tại CTNHH Bumhyun. Để thực hiện thành công phi vụ mua bán các ông chủ tại DN cũ và mới đều dùng "chiêu" hứa rồi đứng ra cam kết thực hiện các khoản BHXH, BHYT cho NLĐ. Thế nhưng sau đó không ai thực hiện, và câu chuyện cũng… hòa cả làng, chỉ CN là chịu thiệt!

Dù vụ việc được các cơ quan báo chí phản ánh, các ngành chức năng cũng theo sát diễn biết. Nhưng hơn 1 năm sau "chiêu thức" này lại tiếp tục được Cty TNHH Bumhyun đưa vào áp dụng. Cuối năm 2016, các ông chủ của Công ty TNHH Bumhyun DN đưa ra tuyên bố với CN là sẽ phá sản và Công ty sẽ được chuyển nhượng cho ông chủ và DN khác. Trong lúc quyền lợi của gần 600 CN chưa được giải quyết, Cty đang nợ hàng tỉ đồng thì các ông chủ đã nhanh chân nhận tiền chuyển nhượng DN rồi mạnh ai nấy chuồn! Cùng một nhà xưởng, cùng là các ông chủ người Hàn Quốc, cùng hành vi sang nhượng Cty khi đang nợ lương, BHXH của CN nên câu chuyện có yếu tố dây chuyền này khiến hàng trăm CN không khỏi đặt dấu chấm hỏi?

Không chỉ ở TPHCM, mà tại tỉnh Bình Dương "chiêu thức" sang nhượng công ty rồi ngoạn mục thoát khỏi các khoản nợ BHXH, BHYT của CN cũng được áp dụng. Đơn cử trường hợp của Công ty TNHH Diễn Viên đang nợ hơn 18 tỉ đồng BHXH, BHYT của CN thì ông chủ người nước ngoài thông báo bán Cty. Trong lúc rối ren chủ cũ, chủ mới rồi thay đổi hoạt động nhiều CN chỉ lo đến khoản tiền lương chưa nhận, công việc sẽ thế nào mà không nghĩ nhiều đến cuốn sổ BHXH và nghĩa vụ đóng của DN để CN có thể nhận trợ cấp thất nghiệp… Rốt cuộc, sau đó các CN chỉ được chốt sổ đến thời điểm công ty đã đóng. Còn khoản tiền nợ BHXH, BHYT hơn 18 tỉ đồng đáng ra phải được đóng vào sổ BHXH cho CN thì sau đó cũng không thấy ai nhắc tới nữa.

Rõ ràng, tình trạng DN đang nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của NLĐ hàng tỉ đồng rồi sau đó nghĩ ra cách mua bán, chuyển nhượng lòng vòng nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng cho NLĐ đang đặt ra những tiền lệ rất xấu. Nhiều NLĐ đang rất mong chờ các cơ quan chức năng sẽ giám sát việc này chặt chẽ hơn, đồng thời có những biện pháp, hình thức xử nghiêm đối với các doanh nghiệp xâm hại quyền lợi của NLĐ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo