Cán bộ chuyên trách LĐLĐ huyện Hóc Môn - TPHCM tham gia hòa giải tranh chấp tại một doanh nghiệp vốn nước ngoài
- Ông Trần Du Lịch: Về lý luận, chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân và NLĐ là chức năng bẩm sinh của CĐ. Về thực tiễn, từ trước đến nay, trong các văn bản của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Luật Lao động hiện hành và các văn bản pháp luật khác đều quy định CĐ có chức năng này. Mặt khác, Kết luận số 09-KL/TW ngày 16-9-2011 của Bộ Chính trị cũng đã nói rõ CĐ là tổ chức duy nhất đại diện cho NLĐ. Do vậy, nếu quy định CĐ “cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng”, như điều 1 của dự thảo là không ổn. Cụm từ “cùng với” trong dự thảo không rõ chủ thể chịu trách nhiệm, đồng thời làm cho trách nhiệm của tổ chức CĐ thiếu tập trung. Chưa kể về mặt kỹ thuật lập pháp thì không nên có những quy định chung chung, không rõ đối tượng điều chỉnh. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội thì không đại diện mà cùng phối hợp với CĐ chăm lo cho NLĐ.
* Đại bộ phận NLĐ tập trung ở khu vực ngoài Nhà nước, quan hệ lao động ở khu vực này diễn biến ngày càng phức tạp. Theo ông, để hình thành pháp lý vững chắc cho tổ chức CĐ hoạt động, làm tốt hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi NLĐ, Luật CĐ phải sửa đổi theo hướng nào?
- Trong bối cảnh hiện nay, quan hệ chủ - thợ bất bình đẳng diễn ra ngày càng rõ nét và NLĐ luôn bị rơi vào thế yếu. Để quan hệ này bình đẳng, buộc lòng chúng ta phải hình thành cơ chế pháp lý vững chắc để bảo vệ NLĐ. Nói cách khác, pháp luật phải bảo vệ cho được NLĐ trong quan hệ này. Trong xu thế hội nhập hiện nay, theo tôi, không tổ chức nào thực hiện tốt vai trò này hơn tổ chức CĐ.
Dự thảo Luật CĐ (sửa đổi) cơ bản đã đề cập đầy đủ các vấn đề cốt lõi như địa vị pháp lý của CĐ; quyền thành lập, gia nhập và hoạt động CĐ… Khác với các nước tư bản, bản chất của tổ chức CĐ Việt Nam không đối kháng với người sử dụng lao động (NSDLĐ) mà là hợp tác để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Thực tiễn tại Việt Nam, nhất là TPHCM, cho thấy nơi nào doanh nghiệp (DN) hợp tác tốt với CĐ thì quan hệ lao động luôn ổn định, NLĐ được chăm lo tốt hơn hẳn những nơi không có CĐ. Dự thảo Luật CĐ (sửa đổi) đã tạo sự bình đẳng giữa tập thể NLĐ do CĐ đại diện với NSDLĐ nhưng có thật sự bình đẳng hay không lại phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ giữa CĐ với NSDLĐ. Do vậy, dự thảo luật càng quy định cụ thể trách nhiệm của DN trong việc tạo thuận lợi cho CĐ hoạt động chừng nào sẽ giúp quan hệ hợp tác giữa 2 chủ thể này thêm khăng khít, giải quyết nhanh chóng bức xúc của NLĐ.
* Nhiều ý kiến cho rằng kinh phí CĐ là gánh nặng của DN, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Trao quyền tự chủ về tài chính cho CĐ Theo ông Trần Du Lịch, để CĐ thực sự là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, bên cạnh việc tạo hành lang pháp lý cho CĐ hoạt động, phải trao quyền tự chủ về tài chính cho CĐ. Vấn đề quan trọng nhất là CĐ hoàn thiện cơ chế giám sát, quản lý tài chính minh bạch. |
Bình luận (0)