xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bẫy việc làm ngày càng tinh vi

Bài và ảnh: GIANG NAM

Bằng các chiêu thức dẫn dụ hết sức tinh vi, những kẻ lừa đảo đã khiến nhiều nạn nhân bị sập bẫy trong thời gian ngắn

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, các nhóm lừa đảo việc làm trực tuyến hiện không giới hạn tại Việt Nam, phần lớn đã hình thành nhiều nhóm ở những nước lân cận. Các đối tượng này đã tận dụng các tiện ích, công nghệ hiện đại để tạo ra những hệ thống lừa đảo tinh vi, hình ảnh giống như thật khó nhận diện khiến nạn nhân không ngờ tới.

Cẩn thận cũng mắc bẫy

Ngày 21-6, anh T.Đ.T (41 tuổi, tỉnh Tây Ninh) nhận được cuộc gọi của một người lạ, giới thiệu làm ở công ty G…Việt Nam, cần tuyển người làm việc tại nhà, chủ yếu tham gia bình chọn các resort, điểm du lịch, nhà hàng, khu vui chơi giải trí... trên Google Maps. Tiếp đó, người này đưa anh T. vào một nhóm chat rồi hướng dẫn bình chọn 4 điểm du lịch (dành cho nhóm sơ cấp). Thực hiện xong, anh T. chụp màn hình gửi lên nhóm chat và được công ty chuyển tiền hoa hồng 40.000 đồng vào tài khoản.

Anh T. cho biết do thường xuyên đọc báo nên rất cảnh giác, tham gia bình chọn sản phẩm trong tâm trạng hết sức dè chừng, bởi anh ý thức được có thể đây là một hình thức lừa đảo. Nhưng với cách tung hứng, các chiêu trò "ngon ăn" khiến anh T. dần mất cảnh giác rồi rơi vào bẫy lừa đảo lúc nào không hay. Vì công việc khá đơn giản, cứ click vào sao để bình chọn là có thể kiếm tiền.

Sau đó, anh T. được đưa vào nhóm cao cấp hơn. Ở nhóm này, theo giới thiệu, người chơi sẽ nhận lương 300.000 đồng/ngày và số tiền sẽ được hoàn trả gấp nhiều lần, người chơi muốn rút bất cứ khi nào muốn. "Tôi như bị thôi miên, cứ làm theo không còn nhận thức. Khi thực hiện xong nhiệm vụ ở cấp độ 4 (cấp độ cuối cùng), số tiền lúc này tôi đã chuyển là hơn 500 triệu đồng" - anh T. bần thần kể lại.

Chờ mãi không nhận lại được tiền gốc cùng hoa hồng mà công ty hứa trả, anh T. tiếp tục bị các nghi can lừa đảo dẫn dụ, nếu muốn nhận lại số tiền trên thì phải nâng cấp lên thẻ VIP, đồng nghĩa với việc phải chuyển thêm tiền. Tiếp theo, nhóm lừa đảo đưa ra nhiều lý do như phải đóng tiền thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng... để anh chuyển tiền. Đến khi không còn tiền trong tài khoản, anh T. mới nhận ra mình đã bị lừa mất hơn 2,8 tỉ đồng nên đi báo công an.

Bẫy việc làm ngày càng tinh vi - Ảnh 2.

Đối tượng lừa đảo dùng công nghệ Deepfake để tạo lòng tin với nạn nhân

Không cung cấp thông tin cá nhân

Cùng thủ đoạn tương tự, chị L.Th.C.Th (44 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, TP HCM) cũng bị các đối tượng lừa đảo việc làm với khoản tiền rất lớn chỉ trong vòng 5 ngày "tham gia làm nhiệm vụ".

Chị Th. kể sau khi mất việc, chị tìm hiểu các công việc có thể làm ở nhà để vừa có thu nhập, vừa lo cho gia đình. Khi lên mạng xã hội để tìm việc, chị được một đối tượng tiếp cận và đưa vào nhóm chat riêng để tìm hiểu các cơ hội đầu tư nhỏ, sinh lời lớn. Theo chị Th., ở trong nhóm có một người ăn mặc giả công an giới thiệu là người giám sát các doanh nghiệp đầu tư, một người ăn mặc giả Thanh tra Chính phủ nói đang được phân công để kiểm soát dòng tiền đầu tư.

"Tôi thấy họ nói vậy nên an tâm. Chưa hết, họ nói phải chọn lọc, chứng minh khả năng tài chính, có lý lịch đàng hoàng mới được tham gia. Đặc biệt là thẩm định từng nhà đầu tư trước khi cho vào nhóm" - chị Th. kể lại.

Cứ như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, bằng những chiêu trò hết sức tinh vi, hứa hẹn sinh lời cao cùng với sự có mặt giám sát của 2 cán bộ "tự xưng", từ ngày 1 đến 5-7, chị Th. đã chuyển tổng cộng hơn 3,8 tỉ đồng mà không hề do dự. Sau khi nhận được tiền của chị Th., các đối tượng đã xóa mọi dấu vết, đưa chị ra khỏi nhóm chat, chặn liên hệ.

Theo ông Ngô Minh Hiếu, chuyên gia an ninh mạng của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, các hình thức lừa đảo phổ biến tại Việt Nam như: combo (kết hợp) du lịch giá rẻ, dùng cuộc gọi video Deepfake (kỹ thuật số để thay thế chân dung), tuyển cộng tác viên online, tung tin giả về cuộc gọi mất tiền, dịch vụ lấy lại tiền bị lừa đảo, công an thông báo về phạm tội… Nổi bật nhất là các vụ lừa đảo "việc nhẹ, lương cao" đã chuyển hoạt động từ Zalo sang Telegram để tránh bị truy vết.

Nhằm tránh bị lừa đảo, ông Hiếu khuyên mọi người không nên truy cập vào những đường link lạ trên mạng xã hội hoặc qua điện thoại bởi nguy cơ bị rò rỉ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng. Tuyệt đối không nghe theo những lời dụ dỗ trên mạng xã hội, điện thoại di động; không nghe những người tự xưng các cơ quan chức năng mời làm việc, thông báo liên quan đến các vụ án để yêu cầu chuyển tiền.

"Tuyệt đối không cung cấp các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng cho người lạ. Khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ bị lừa đảo thì nhanh chóng đến cơ quan công an gần nhất trình báo, để tránh bị thiệt hại" - ông Hiếu khuyến cáo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo