xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bó tay với luật!

Bài và ảnh: Mai Chi

Một điều luật mà mỗi người hiểu một cách là tình trạng phổ biến hiện nay trong thực thi pháp luật lao động

Theo thư tuyển dụng ngày 19-2-2016, thời gian thử việc của chị L.T.T.T tại Công ty TNHH Avery Dennison Ris Việt Nam (tỉnh Long An) kéo dài trong 2 tháng, từ ngày 23-3 đến 21-5-2016 (tức 60 ngày). Tuy nhiên, đến ngày 24-5-2016 (tức 63 ngày), chị mới nhận được bản đánh giá thử việc của công ty với nhận định không vượt qua thời gian thử việc. Cho rằng công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với mình, chị T. kiện ra tòa nhưng bị cả 2 cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm bác toàn bộ yêu cầu.

Một quy định, nhiều cách hiểu

Sau khi có kết quả phúc thẩm, luật sư Trần Văn Trí, người được chị T. ủy quyền tại tòa, bày tỏ: Quan điểm của hội đồng xét xử là chưa công bằng với người lao động (NLĐ). Khoản 1, điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định trong thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thử việc, người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải thông báo cho NLĐ kết quả công việc đã làm thử. Trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, NSDLĐ phải giao kết ngay HĐLĐ với NLĐ.

Bên cạnh đó, ở Công văn 4229/LĐTBXH-LĐVL, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) cũng hướng dẫn: Hết thời gian thử việc mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc chứng tỏ việc làm thử đã đạt yêu cầu. Như vậy, sau thời điểm kết thúc thử việc, công ty vẫn để T. tiếp tục làm việc chứng tỏ chị đã vượt qua thời gian thử việc và trở thành nhân viên chính thức của công ty. Cho nên, việc công ty buộc chị T. nghỉ việc là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

Bó tay với luật! - Ảnh 1.

Luật sư Trần Văn Trí đặt câu hỏi với đại diện Sở LĐ-TB-XH TP HCM tại buổi đối thoại do VCCI tổ chức

Thế nhưng, theo quan điểm của TAND tỉnh Long An thì quy định tại Công văn 4229 và Nghị định 05 chỉ có giá trị ràng buộc NSDLĐ phải ký HĐLĐ với NLĐ. Mặt khác, hiện cũng không có văn bản nào quy định hết thời gian thử việc mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì được xem như đương nhiên đã có HĐLĐ. Như vậy, giữa công ty và chị T. chưa có HĐLĐ thì không thể có bồi thường HĐLĐ.

Không đồng tình với nhận định của tòa, tại buổi đối thoại với chính quyền TP HCM do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh TP tổ chức mới đây, luật sư Trần Văn Trí đã đề nghị Sở LĐ-TB-XH TP trả lời câu hỏi: "Hết thời gian thử việc, NSDLĐ không ký HĐLĐ và NLĐ vẫn làm việc bình thường thì mối quan hệ lao động giữa 2 bên được quy vào loại HĐLĐ nào?".

Câu trả lời của đại diện Sở LĐ-TB-XH TP HCM là: "Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì NSDLĐ phải giao kết HĐLĐ với NLĐ. Nếu NSDLĐ không thực hiện giao kết HĐLĐ với NLĐ thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP". Với câu trả lời này, bản chất của vấn đề vẫn chưa được làm rõ.

Cơ quan chức năng cũng "bí"

Trường hợp nêu trên không phải là tình huống duy nhất đẩy cơ quan chức năng vào thế "bí", không thể đưa ra câu trả lời cụ thể do pháp luật không có quy định cũng không có hướng dẫn.

Tại buổi đối thoại do VCCI tổ chức nêu trên, câu hỏi tưởng như đơn giản "NSDLĐ có được phép ký HĐLĐ không xác định thời hạn với lao động người nước ngoài hay không sau khi đã ký 2 lần HĐLĐ xác định thời hạn?" cũng khiến cơ quan quản lý nhà nước lúng túng. Theo đó, đại diện Sở LĐ-TB-XH TP HCM khẳng định lao động người nước ngoài được cấp phép làm việc trên lãnh thổ Việt Nam thì chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật Lao động nhưng lại cho rằng không thể ký HĐLĐ không xác định thời hạn vì thời hạn của giấy phép lao động chỉ có giá trị trong 2 năm!

Bên cạnh đó, nhiều câu hỏi được các DN đặt ra liên quan đến chính sách đóng BHXH cho lao động người nước ngoài kể từ ngày 1-1-2018 thực hiện ra sao cũng chưa được các cơ quan chức năng giải đáp cụ thể vì đến nay, Chính phủ vẫn chưa có văn bản hướng dẫn.

Từ góc độ cơ quan chuyên trách về chính sách BHXH, bà Nguyễn Thị Thu, Phó Giám đốc BHXH TP HCM, còn chỉ ra một quy định "chỉ nằm trên giấy". Đó chính là quy định về một trong những điều kiện hưởng BHXH 1 lần quy định tại Thông tư 14/2016/TT-BYT. Theo thông tư này, người bị các bệnh có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục thuộc đối tượng được hưởng BHXH 1 lần. Tuy nhiên, từ khi thông tư có hiệu lực (ngày 1-7-2016) đến nay, chưa có NLĐ nào được hưởng bởi hội đồng giám định y khoa hiện chỉ có thể xác định mức suy giảm khả năng lao động chứ chưa có khả năng đánh giá và kết luận bệnh có khả năng hồi phục hay không!

"Cho nên, nhiều NLĐ bị suy giảm sức khỏe trên 81%, chẳng hạn trường hợp bị suy thận mạn, đã không được giải quyết chế độ vì chưa đáp ứng đủ điều kiện nêu trên. Chúng tôi đang kiến nghị cho đối tượng bị suy giảm sức lao động 81% trở lên được hưởng BHXH 1 lần mà không cần phải có kết luận bệnh không có khả năng hồi phục" - bà Thu cho biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo