Tại phiên họp thứ nhất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia về phương án tiền lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2019 diễn ra mới đây, trong khi đại diện cho người lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) đề xuất tăng thêm 8% (220.000 đến 330.000 đồng /tháng), thì đại diện cho giới chủ là phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại đề xuất không tăng, để đảm bảo "sức khỏe" cho doanh nghiệp (DN). Thông tin đó khiến cho xã hội ,nhất là giới công nhân lao động, bức xúc.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn, thì tổng thu nhập trung bình của người lao động (NLĐ) hiện nay đạt 5,53 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập ấy, nếu 1 gia đình CN 2 vợ chồng và 2 đứa con, có tổng thu nhập 11 triệu đồng. trừ chi phí thuê nhà và điện, nước, sữa, học phí, sách vở... Cho con. Đó là chưa kể những chi phí có thể phát sinh bất cứ lúc nào như hiếu, hỉ, giỗ chạp, con ốm mẹ nghỉ... Thì còn bao nhiêu để chi cho ăn uống, sinh hoạt? Mức sống ấy, không thể gọi là tối thiểu được nữa, mà phải gọi là mức sống bần cùng mới đúng. Mức sống ấy, chỉ đủ bát cơm lùa vào bụng cho đầy, chứ mong gì đến bữa cơm có chất lượng. Đó là nói về cuộc sống vật chất. Còn cuộc sống về tinh thần ? Với thu nhập ấy, thử hỏi người lao động có dám bước chân vào Nhà hát lớn, rạp phim, sân bóng đá hay các khu du lịch, khu vui chơi giải trí...Không ? Bởi mỗi tấm vé vào đó đã có giá cả triệu đồng.
Với đồng lương của công nhân hiện nay, họ vẫn phải chi li cho từng bữa ăn Ảnh: Lao Động
Hàng chục năm nay, cuộc rượt đuổi giữa lương và giá luôn luôn là một cuộc rượt đuổi không có hồi kết, và trong cuộc rượt đuổi ấy, tiền lương luôn luôn ở vào thế yếu, nói như một câu "ca dao mới"đang lan truyền rộng rãi trong cộng đồng mạng xã hội, thì là "Thằng lương vừa bé, vừa lùn/ Thằng xăng, thằng điện cứ vùn vụt cao".
Mỗi lần nghe nói tăng lương, NLĐ lại phấp phỏng chờ. Nhưng khi lương tăng rồi, thì chỉ một thời gian ngắn, lại coi như không tăng, vì lương tăng hôm trước, hôm sau giá tăng theo. Ranh giới lại bị xóa sạch. Trong hàng triệu NLĐ đang làm việc trong các khu công nghiệp trên khắp cả nước, đa số người lâm vào hoàn cảnh "ráo mồ hôi là hết tiền".Số có tích lũy hàng tháng rất ít, chỉ là con số có một chữ số, nếu tính theo tỉ lệ.
Cao dao Việt có câu "bớt đồng thì bớt cù lao/Bớt cơm, bớt gạo, thì tao bớt làm". Cuộc sống bần cùng, đó chính là nguyên nhân khiến năng suất lao động của nước ta thuộc hàng thấp nhất thế giới. Sở dĩ NLĐ các nước có năng suất lao động cao gấp cả chục lần ở ta, họ làm ra được những sản phẩm vừa tốt vừa rẻ, là vì thu nhập của họ cao hơn ta gấp hơn cả chục lần. Họ được mua nhà trả góp và được hưởng phúc lợi xã hội rất cao, an sinh xã hội được đảm bảo, họ được chăm lo về đời sống tinh thần rất đầy đủ, chu đáo.
Giữa đời sống của CN và năng suất lao động, bao giờ cũng tỉ lệ thuận.
Bình luận (0)