xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bụng đói thì chân phải bò

PGS-TS VŨ QUANG THỌ, VIỆN TRƯỞNG VIỆN CÔNG NHÂN - CÔNG ĐOÀN (LĐO)

Theo báo cáo gần đây của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam), còn tới gần 40% số công nhân lao động (CNLĐ) chưa hoàn toàn yên tâm sống được bằng lương.


Cụ thể trong một khảo sát vào tháng 6 - 7.2018 với hơn 3.000 phiếu hỏi, đã có 17,4% số CNLĐ được nhận mức lương, sau khi trừ chi tiêu, có tích lũy. Số này đã tăng hơn so với mẫu khảo sát ở năm 2016, 2017. Điều này chứng tỏ, quyết định cho phép điều chỉnh lương tối thiểu (LTT) hằng năm của Thủ tướng Chính phủ có tác động rất thiết thực: Tăng số lượng CNLĐ có dư dật, hạn chế số quá túng thiếu.

Bụng đói thì chân phải bò - Ảnh 1.

Tuy vậy mức LTT nói riêng, chính sách tiền lương đối với CNLĐ trong các doanh nghiệp nói chung, vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, cũng từ kết quả khảo sát trên, còn tới 43,7% số CNLĐ có mức lương vừa đủ trang trải cuộc sống; 26,5% số công nhân có mức lương và thu nhập phải chi tiêu tằn tiện, với cuộc sống kham khổ, mới cân đối được với nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt vẫn còn 12,5% số CNLĐ không thể sống được bằng lương. Có nghĩa, họ phải vay mượn lẫn nhau cho nhu cầu chi tiêu tối thiểu hằng tháng, hoặc phải tranh thủ làm thêm (cả những công việc trong doanh nghiệp đang có, cả những công việc tạo ra thu nhập, kiếm thêm thu nhập, sau giờ làm việc chính thức tại doanh nghiệp).

Nói chung "bụng đói thì chân phải bò", CNLĐ trong các KCN có muôn ngàn cách làm thêm để tạo ra thu nhập. Chỉ có điều, nếu tình trạng lương và thu nhập như hiện nay của CNLĐ, và tình hình làm thêm tiếp tục kéo dài, bất chấp những quy định đã có của Bộ luật Lao động, khó có thể khẳng định rằng, sức khỏe, sức làm việc và do đó, năng suất của NLĐ Việt Nam sẽ ngày càng được cải thiện? Đây là một mâu thuẫn lớn của vấn đề thuê mướn, sử dụng lao động trong các KCN hiện nay.

Trong quá trình khảo sát, khi chúng ta đặt ra câu hỏi: Tại sao công nhân không tự hạn chế làm thêm, chú trọng lo toan cho sức khỏe của mình, của thế hệ mình? Hầu hết họ đều trả lời: Vì lương thấp, không đủ thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu tối thiểu, cấp bách của cuộc sống. Chúng tôi biết là làm thêm nhiều, không có lợi, có thể sẽ bào mòn sức khỏe, dẫn đến kiệt quệ sức lao động, sẽ trái luật, nhưng đây là sinh kế hợp pháp, nên chúng tôi sẵn sàng hy sinh giờ nghỉ, ngày nghỉ, để có thêm thu nhập! Đây là cái "lý" không ngọt ngào, êm ái gì! Một số công nhân còn tuyên bố, sẽ di chuyển đến những doanh nghiệp có thể tạo nhiều việc làm thêm, nhất là vào những tháng cuối năm, giáp tết âm lịch, để họ có thêm thu nhập trước khi về quê ăn tết với người thân và gia đình. Một số (không nhiều) cực đoan hơn còn tuyên bố, sẽ sẵn sàng đình công nếu doanh nghiệp không tạo điều kiện cho họ được làm thêm hợp pháp.

Nói chung NLĐ Việt Nam có những mối lo hơi trái ngược với những nỗ lực của ILO. Những loại doanh nghiệp có đông CNLĐ, nhưng mong muốn và đang có số giờ làm thêm cao là: Dệt may, có tới 67% số người mong muốn được làm thêm; giày da (85,1%); điện, điện tử (69,5%); cơ khí chế tạo (63,6%). Cũng theo kết quả của khảo sát này, số giờ làm thêm của CNLĐ bình quân từ 26-40 giờ/tháng, tức là trên 200 giờ/người/năm. Cũng có nghĩa là, để có thêm thu nhập, ngành dệt may, công nhân phải "tự nguyện" làm thêm khoảng 300 giờ/người/năm; ngành da giày phải làm thêm khoảng gần 400 giờ/người/năm; ngành điện, điện tử, phải làm thêm khoảng 320 giờ/người/năm; ngành cơ khí chế tạo, CNLĐ phải làm thêm khoảng 380 giờ/người/năm. Người viết bài báo này có suy nghĩ, với cuộc đua để tìm kiếm mức thu nhập khả dĩ hơn, có thể CNLĐ Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng xuống "đáy" của sức làm việc.

Như vậy, nhìn tổng thể, đến nay, tiền lương của CNLĐ Việt Nam vẫn còn thấp. Với mức lương (sau khi đã tăng 6,5% theo Quyết định 141 ngày 7.12.2017 của Thủ tướng Chính phủ), vẫn chỉ dao động trong khoảng 4-5 triệu đồng/tháng/người. Vì vậy chúng ta phải đồng ý rằng, CNLĐ Việt Nam hiện nay vẫn chưa thể an tâm, sống được bằng lương. Nhiều nhu cầu chi tiêu tối thiểu, tối cần thiết, vẫn tiếp tục bòn rút đồng lương eo hẹp của họ.

Rất may trong 2 năm gần đây, Chính phủ đã nỗ lực kiềm chế và kiểm soát tốt mức lạm phát. Nếu lạm phát xảy ra, có nghĩa là đời sống của gần 80% số CNLĐ sẽ bị tổn thương, trong đó số nhanh chóng rơi vào vòng xoáy nghèo đói sẽ tới 20% thậm chí cao hơn. Đây cũng là yêu cầu gay gắt đặt ra với chính sách LTT. Yêu cầu Chính phủ phải có quyết tâm chiến lược, có những nỗ lực cao hơn để gia tăng các mức LTT của CNLĐ, bảo đảm LTT tiếp cận và ngang bằng với mức sống tối thiểu. Phải nhanh chóng xóa khoảng cách LTT với mức sống tối thiểu, mới có thể làm cho đại đa số CNLĐ yên tâm sống được bằng lương của mình.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo