Theo kết quả khảo sát mới nhất việc làm, tiền lương, thu nhập và đời sống của (NLĐ trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam vừa được Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) công bố, tiền lương cơ bản trung bình (làm việc đủ giờ theo quy định) của NLĐ là 4.480.000 đồng/tháng.
Ngoài tiền lương cơ bản, NLĐ có thêm thu nhập từ tiền làm thêm giờ, tiền phụ cấp chuyên cần, thâm niên, trách nhiệm, kỹ năng, nhà ở, xăng xe, hỗ trợ đời sống… (không kể tiền ăn ca chủ yếu phục vụ trực tiếp). Các khoản này chiếm từ 20-25% thu nhập của NLĐ, tùy từng vùng. Ngoài ra còn một số khoản khác như nuôi con nhỏ, hỗ trợ đời sống... nhưng số người được hưởng ít và số tiền không nhiều. Qua khảo sát, thu nhập của NLĐ (không kể tăng ca) theo khảo sát của Viện
Kết quả khảo sát cũng cho thấy chỉ 22,7% NLĐ hài lòng với tiền lương, thu nhập của mình; 52,4% tạm hài lòng; 24,9% không hài lòng.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy chỉ 22,7% NLĐ hài lòng với tiền lương, thu nhập của mình
Từ thực tế trên, Viện Công nhân và Công đoàn khuyến nghị: Chính phủ cần có lộ trình và chỉ đạo thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu (LTT) vùng đáp ứng mức sống tối thiểu của NLĐ vào năm 2018; giao cho cơ quan nhà nước (Tổng cục Thống kê) tính toán mức sống tối thiểu, định kỳ hàng năm công bố để các bên trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia làm căn cứ thương lượng; xem xét tăng thêm thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia là các nhà nghiên cứu, có am hiểu về tiền lương, LTT để đảm bảo tính khách quan, khoa học. Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính, để đảm bảo khách quan, nên có một cơ quan độc lập công bố mức sống tối thiểu, trong đó xác định được cấu phần của mức sống tối thiểu, thời gian công bố, hình thức công bố….
Ngoài ra, ông Chính cũng đề nghị, để xác định năng suất lao động, cần công bố năng suất lao động khu vực công nghiệp, dịch vụ làm căn cứ trong đàm phán điều chỉnh lương tối thiểu vùng chứ không thể lấy năng suất lao động xã hội như hiện nay.
Bình luận (0)