Bác Tôn một nhà yêu nước vĩ đại, người cộng sản kiên cường mẫu mực, người lãnh tụ kính mến của giai cấp công nhân (GCCN) và nhân dân các dân tộc Việt Nam. Cuộc đời, sự nghiệp của Bác Tôn là hình mẫu phong phú, hoàn chỉnh về lối sống, lẽ sống, nhân cách, đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm, liêm chính, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Bác Tôn mãi mãi là tâm gương sáng cho lớp lớp các thế hệ người Việt Nam. Đối với GCCN và tổ chức CĐ, cuộc đời sự nghiệp của Bác Tôn là di sản quý báu, tạo nền tảng, định hướng cho tổ chức hoạt động của CĐ Việt Nam không chỉ trong cách mạng giải phóng dân tộc mà cả trong xây dựng phát triển đất nước.
Bác Tôn là thế hệ CN đầu tiên của GCCN Việt Nam, một hình mẫu của người CN nước ta về sự uyên thâm nghề nghiệp và về tinh thần yêu nước nồng nàn. Năm 1906 giữa lúc thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1914), GCCN nước ta đang trong quá trình hình thành, là lúc Bác Tôn học xong tiểu học vào Sài Gòn học nghề. Năm 1909, BácTôn đã vận động anh em học sinh lính thuỷ bỏ học nghề, đấu tranh chống bắt làm việc nhiều, ăn khổ, chống chế độ bắt lính. Đến năm 1910, Bác Tôn vào làm thợ ở xưởng Kroff. Ngay sau đó Bác Tôn đã lãnh đạo cuộc đấu tranh của công nhân kiến trúc cầu đường. Năm 1912, Bác Tôn cùng với một số anh em tổ chức lãnh đạo bãi công của học sinh trường Bách nghệ đòi tăng lương, chống đánh đập, cúp phạt, tổ chức các hội ái hữu...
Ngày 23-7-1929 Bác Tôn bị thực dân Pháp bắt và kết án tù 20 năm. Đến ngày 3.7.1930 bị đày đi Côn đảo trên chuyến tàu Hadmand Rouseaus. Ngay sau khi đến nhà tù Côn đảo, Bác Tôn đã cùng với những người trung kiên sáng lập ra "Hội những người tù đỏ" làm hạt nhân lãnh đạo khối tù. Bác Tôn biểu tượng của tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, cao cả, tháng 4 năm 1919 Bác Tôn đã dũng cảm cùng anh em thuỷ thủ trên chiến hạm France ở biển Đen, chống lệnh sang đàn áp Cách mạng Tháng mười Nga. Trong cuộc phản chiến này, chính Bác Tôn là người đã kéo lá cờ đỏ treo trên chiến hạm France để chào mừng nước Nga Xô Viết.
Tháng 8.1923, Bác Tôn đã lãnh đạo cuộc bãi công của gần một nghìn CN Ba Son, ngăn cản chuyến đi của chiến hạm Michelet sang đàn áp cách mạng Trung quốc.
Năm 1951, Bác Tôn dự Hội nghị liên minh ba nước Đông dương và đã có nhiều đóng góp quan trọng vào củng cố khối đoàn kết, hữu nghị ba nước Đông dương. Năm 1955 được bầu là ủy viên Hội đồng hòa bình thế giới. Bác Tôn đã nỗ lực không mệt mỏi cống hiến sức lực, trí tuệ cho phong trào đấu tranh vì hòa bình, hữu nghị trên toàn thế giới.
Bác Tôn, người đầu tiên tổ chức ra Công Hội đỏ cách mạng bí mật ở Sài Gòn, một tổ chức tiến bộ nhất lúc bấy giờ, đã đặt cơ sở, nền móng cho lý luận và nghiệp vụ công tác CĐ Việt Nam. Với kinh nghiệm nhiều năm trực tiếp hoạt động trong phong trào CN, CĐ ở nước ngoài, năm 1920 khi trở về Sài Gòn, Bác Tôn đã vận động CN thành lập Công hội để tổ chức đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đòi độc lập dân tộc. Theo Bác Tôn ở Việt Nam thời kỳ này Công hội ra đời không chỉ nhằm tập hợp công nhân đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế mà còn phải đòi cả quyền lợi về chính trị. Do vậy Công hội ở Việt Nam phải hoạt động bí mật,
Sự ra đời của Công hội bí mật đầu tiên ở nước ta đã đánh dấu một thời kỳ mới trong lịch sử của GCCN Việt Nam, từng bước đưa giai cấp CN nước ta lên vũ đài chính trị và trở thành lực lượng chính trị độc lập, chuyến từ giai đoạn đấu tranh tự phát, sang tự giác, Bác Tôn đã giành cả tuổi thanh xuân cho việc tìm đến lý tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, luôn tìm mảnh đất tốt và tạo điều kiện thuận lợi để gieo trồng, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào CN, hoạt động CĐ Việt Nam.
Ngày trong lúc khó khăn, gian khổ và nguy hiểm nhất ở xà lim tù đày của kẻ thù, Bác Tôn vần tranh thủ mọi thời gian nghiên cứu sách báo, nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn tìm cách để tuyên truyền và tổ chức cho anh em nghiên cứu. Cuối năm 1932 Bác Tôn đã tham gia cùng các đồng chí trong chi uỷ của Nhà tù Côn đảo xuất bản tờ báo "Ý kiến chung". Đến đầu năm 1935 lại tham gia cho ra đời tạp chí "Tiến lên" để làm phương tiện tuyên truyền chỉ đạo, hướng dẫn những người cộng sản ở nhà tù Côn đảo đấu tranh cách mạng.
Bác Tôn luôn chú trọng bồi dưỡng, phát hiện, giới thiệu và cất nhắc nhiều thanh niên công nhân, trở thành những cán bộ chủ chốt, mà tên tuổi, sự nghiệp của họ mãi mãi gắn liền với phong trào công nhân hoạt động CĐ Việt Nam. Bác Tôn từng sống, hoạt động với tư cách là người công nhân, người đoàn viên công đoàn và là lãnh tụ của phong trào CN, CĐ Việt Nam. Dù ở đâu, làm bất cứ việc gì, chất CN, và chất cách mạng tinh khiết từ thủa còn thanh niên đến cuối cuộc đời của Bác Tôn, vẫn luôn thể hiện rõ là một người yêu nước, thương dân nhất mực, người có tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng, chia sẻ ngọt bùi, tương thân tương ái, trọng nghĩa khí, ghét áp bức bất công, có tinh thần đoàn kết quốc tế vì độc lập, thống nhất tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc, luôn cần cù, sáng tạo, bao dung, độ lượng. luôn phấn đấu không mệt mỏi và tuân thủ nghiêm quyết định của tổ chức.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng đến Sài Gòn dự lễ mừng chiến thắng vĩ đại của dân tộc vào sáng ngày 13-5-1975.
Đối với GCCN, tổ chức CĐ Việt Nam, dù ở bất kỳ cương vị nào, Bác Tôn vẫn luôn giành sự quan tâm đặc biệt, CĐ Việt Nam cũng luôn gắn bó với tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn. Cuộc đời và hoạt động của Bác Tôn là di sản quý báu đối với phong trào CN và hoạt động CĐ Việt Nam, đã, đang trở thành giá trị tinh thần vô giá, tạo nền tảng tư tưởng, cho lý luận, nghiệp vụ công tác Công đoàn Việt Nam. Tiêu biểu của di sản đó trước tiên là tính tổ chức, tính nguyên tắc và đảm bảo kỷ cương, dù làm việc to, việc nhỏ đều phải tuân thủ nghiêm quyết định của tổ chức, của tập thể.
Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm nâng cao giác ngộ giai cấp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp cho công nhân, lao động. Phải kiên trì vận động, thuyết phục quần chúng và có những hình thức đa dạng, phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, quan tâm xây dựng khối đoàn kết thống nhất và tinh thần tương thân, tương ái để tạo động lực thu hút đông đảo công nhân, lao động gia nhập và tham gia hoạt động. Công tác tổ chức, nội dung, phương pháp hoạt động của CĐ phải đa dạng, phải xuất phát từ tình hình của phong trào CN và yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của mỗi giai đoạn cách mạng. Hoạt động CĐ phải gắn chặt giữa thực hiện mục tiêu kinh tế với mục tiêu chính trị, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, bình đẳng, hữu nghị với GCCN và tổ chức CĐ các nước trên thế giới
Cán bộ CĐ là nhân tố quan trọng nhất, cần phải quan tâm thường xuyên đến đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ. Chú trọng xây dựng đoàn kết thống nhất trong hệ thống tổ chức. Đồng thời phải chú trọng xây dựng quan hệ đoàn kết, bình đẳng, hợp tác với các tổ chức, các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Đối với cán bộ CĐ phải sâu sát quần chúng, toàn tâm, toàn ý cho hoạt động vì nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng.
Bình luận (0)