xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần thiết xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi)

N.Tú

Chính phủ vừa có văn bản phản hồi Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tham gia ý kiến đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi).

Theo đó, Chính phủ nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công đoàn (sửa đổi) để thay thế Luật Công đoàn năm 2012, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn; thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12-6-2021, của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng…

Chính phủ cho rằng Luật Công đoàn (sửa đổi) là dự án luật quan trọng, phức tạp, các chính sách được đề xuất chứa đựng nhiều nội dung mới, lớn, chưa có tiền lệ. Một trong những lý giải cho sự cần thiết, đồng thời là mục đích, quan điểm chỉ đạo của việc ban hành Luật Công đoàn (sửa đổi) là thể chế hóa Hiến pháp, các chủ trương, nghị quyết của Đảng liên quan đến một loạt vấn đề như: Vấn đề tổ chức, bộ máy, cán bộ, tài chính, tài sản của Công đoàn và khuyến khích xã hội hóa nguồn lực để Công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao (Nghị quyết số 02-NQ/TƯ, Nghị quyết số 18-NQ/TƯ); vấn đề hội nhập quốc tế trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới; vấn đề vai trò của Công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ người lao động (NLĐ); vấn đề vai trò của Công đoàn trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Cần thiết xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) - Ảnh 1.

Cán bộ Công đoàn Công ty CP Thiết bị Giáo dục Minh Đức (bìa phải; TP Thủ Đức, TP HCM), thăm hỏi tình hình việc làm của công nhân.Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Để thể chế hóa các chủ trương, định hướng nêu trên của Đảng, Chính phủ đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam cần rà soát tổng thể Luật Công đoàn hiện hành.

Chính phủ đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, luận giải, thuyết minh cụ thể thêm về phạm vi sửa đổi trong mối tương quan với yêu cầu bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, khắc phục những bất cập trong thực tiễn, hội nhập kinh tế quốc tế để làm sâu sắc thêm sự cần thiết ban hành luật cũng như quan điểm, mục tiêu của việc xây dựng dự án Luật Công đoàn (sửa đổi); tiến hành chỉnh lý, củng cố, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật; đồng thời, đề nghị tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong việc đề xuất các nội dung sửa đổi; tiến hành việc lấy ý kiến các tổ chức, chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp, các đối tượng chịu tác động khác... để bảo đảm tính khách quan, chất lượng, chặt chẽ khả thi cũng như bảo đảm tốt khâu định hướng truyền thông chính sách ngay từ khâu xây dựng chính sách.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo