Ban Quan hệ Lao động - Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa giải đáp thắc mắc cho đoàn viên về chế độ chính sách dành cho NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc hại.
Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ Lao động, cho biết theo quy định của Luật BHXH, thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm đối với NLĐ làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Y tế ban hành hay làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên là 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. NLĐ hưởng chế độ ốm đau theo quy định thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp NLĐ mới bắt đầu làm việc hoặc NLĐ trước đó đã có thời gian đóng BHXH, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng đó. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Tại Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29-12-2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, Bộ LĐ-TB-XH đã hướng dẫn:
Việc xác định NLĐ làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên để tính thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm, được căn cứ vào nghề, công việc và nơi làm việc của NLĐ tại thời điểm họ bị ốm đau, tai nạn.
Bình luận (0)