xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chính sách BHXH phải bao quát

MAI CHI - NGỌC DUNG

Tiếp thu ý kiến trong những lần tổ chức góp ý, dự thảo Luật BHXH đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung, song hiện vẫn còn một số nội dung khiến người lao động băn khoăn

Để phù hợp với việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và định hướng khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ không còn mức lương cơ sở, tại dự thảo Luật BHXH sửa đổi đã bổ sung quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu (LTT) tháng vùng cao nhất; cao nhất bằng 8 lần mức LTT tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố. Theo ông Dương Văn Hào, Trưởng Ban Quản lý thu - sổ, thẻ, BHXH Việt Nam, quy định này là phù hợp bởi Luật BHXH hiện hành chỉ có quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cao nhất nhưng chưa có quy định về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất.

Mức đóng thấp thì lương hưu khó cao

Thêm quy định về căn cứ đóng BHXH cao nhất, thấp nhất nhưng quy định "mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động (NLĐ) tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở theo quy định" của Luật BHXH năm 2014 không còn trong dự thảo Luật BHXH sửa đổi khiến NLĐ băn khoăn.

Ông Nguyễn Duy Cường, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), lý giải sự thay đổi này là để phù hợp với định hướng sắp tới không còn lương cơ sở và đề xuất giảm số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm. Đồng thời, với mong muốn sàn đóng BHXH mở rộng cho nhiều đối tượng tham gia BHXH bắt buộc với mức đóng thấp nhất bằng 50% mức LTT vùng, mức lương hưu sẽ tính trên nguyên tắc đóng - hưởng.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 2,7 triệu người đang hưởng lương hưu. Phần lớn trong số này có mức hưởng từ 3 triệu đồng/tháng đến dưới 7 triệu đồng/tháng (chiếm 68,3%) nhưng cũng có hơn 67.300 người hưởng lương hưu dưới mức chuẩn nghèo (chuẩn nghèo thành thị là 2 triệu đồng).

Theo luật sư Nguyễn Văn Phúc, Đoàn Luật sư TP HCM, sở dĩ mức lương hưu không cao là do mức đóng thấp; thời gian đóng BHXH ngắn; tình trạng NLĐ, nhất là NLĐ làm việc ngoài khu vực nhà nước, nghỉ hưu trước tuổi nhiều; mức đóng BHXH không đúng mức tiền lương, thu nhập thực tế... Do đó, nếu đề xuất thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thu ngắn lại còn 15 năm và mức đóng BHXH tối thiểu chỉ bằng một nửa tiền LTT vùng thì nhiều khả năng sẽ có một bộ phận người hưởng lương hưu rất thấp, không mang lại lợi ích thiết thực cho người hết tuổi lao động trong tương lai.

Từ băn khoăn trên, ông Trần Dũng Hà, Phó Giám đốc BHXH TP HCM, đề xuất mức đóng BHXH bắt buộc thấp nhất nên bằng mức LTT tháng và cao nhất không quá 8 lần mức LTT tháng. Để hạn chế tình trạng người sử dụng lao động đóng BHXH không đúng mức lương thực trả khi chia nhỏ lương của NLĐ dưới các dạng phụ cấp, phúc lợi..., ông Hà cho rằng Chính phủ cần quy định chi tiết tổng tiền lương và các khoản phụ cấp khác có tính chất lương của NLĐ, bảo đảm tổng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của khu vực doanh nghiệp ít nhất bằng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương. Đồng thời, quy định mức tối đa các khoản không phải đóng BHXH không quá 1/3 tổng thu nhập.

Chính sách BHXH phải bao quát - Ảnh 2.

Người hưu trí nhận lương hưu tại UBND quận 11, TP HCM. Ảnh: MAI CHI

Bất cập tuổi nghỉ hưu

Đề cập quy định về điều kiện nghỉ hưu, ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp, cho rằng đề xuất cho NLĐ có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò theo quy định của Chính phủ được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định của NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường là hợp lý.

Tuy nhiên, quy định này không mang tính bao trùm và có phần không công bằng với NLĐ làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại thuộc loại V, VI. "Do vậy, cần rà soát bổ sung theo hướng áp dụng chung cho nhóm NLĐ trong lĩnh vực có nghề đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại thuộc loại V, VI" - ông Hải đề xuất.

Bên cạnh đó, ông Hải cũng kiến nghị nên rà soát để có chính sách đầy đủ, bao quát hơn đối với trường hợp NLĐ bị ốm đau có ảnh hưởng đến thai sản. Cụ thể, theo dự thảo, NLĐ không được giải quyết chế độ ốm đau trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Quy định này nhằm tránh trùng lắp trong việc hưởng các chế độ BHXH nhưng lại chưa quy định rõ trong trường hợp NLĐ mắc các bệnh có thể gây nguy hiểm, đe dọa, tác động trực tiếp đến sự an toàn, phát triển bình thường của thai nhi thì được giải quyết chế độ ốm đau hay thai sản hoặc được lựa chọn hưởng chế độ nào đem lại lợi ích tốt nhất cho mình?

Cũng liên quan đến chế độ ốm đau, ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật - LĐLĐ TP HCM, cho rằng quy định NLĐ được hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ việc chăm sóc con dưới 7 tuổi bị bệnh là rất nhân văn, song chưa bảo đảm tính bao trùm và phù hợp với quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; của Luật Dân sự về nghĩa vụ chăm sóc của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi.

"Thực tế con trên 7 tuổi bị ốm thì cha mẹ phải chăm sóc, khi nằm viện thì phải có người giám hộ. Do vậy, theo tôi cần sửa đổi quy định, cho phép NLĐ được hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ việc chăm sóc con dưới 15 tuổi bị bệnh thay vì dưới 7 tuổi như hiện nay" - ông Triều kiến nghị.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo