Cụ thể: Doanh nghiệp (DN) cho thuê lại lao động phải có một khoản tiền ký quỹ và tiền này sử dụng để thanh toán tiền lương, trợ cấp, BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bồi thường cho người lao động (NLĐ) thuê lại trong trường hợp DN cho thuê vi phạm hợp đồng lao động với NLĐ thuê lại hoặc gây thiệt hại cho NLĐ do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ thuê lại. Đồng thời, DN cho thuê có trách nhiệm thực hiện thủ tục nộp tiền ký quỹ theo đúng quy định của ngân hàng và tuân thủ quy định của pháp luật.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, nghị định này quy định các trường hợp DN được rút tiền ký quỹ. Cụ thể chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cho phép DN rút tiền ký quỹ trong 5 trường hợp sau: DN cho thuê gặp khó khăn tạm thời, không đủ khả năng thanh toán tiền lương, trợ cấp, BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với NLĐ thuê lại theo quy định của pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày đến thời hạn thanh toán; DN cho thuê gặp khó khăn tạm thời, không đủ khả năng bồi thường cho NLĐ thuê lại trong trường hợp DN vi phạm hợp đồng lao động với NLĐ thuê lại hoặc gây thiệt hại cho NLĐ do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ thuê lại sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đến hạn bồi thường; DN không được cấp giấy phép; DN cho thuê bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép; DN cho thuê đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng thương mại khác.
Bình luận (0)