Đó là nhận định của nhiều chuyên gia tại hội thảo về tiền lương và thương lượng tập thể được tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Theo các chuyên gia, LTT chỉ có ý nghĩa thực sự khi bảo đảm được nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Thế nhưng, theo khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LTT hiện chỉ đáp ứng 70% mức sống tối thiểu của NLĐ. Mức LTT mà doanh nghiệp (DN) làm cơ sở chi trả lương cho NLĐ chỉ ngang bằng mức quy định, do vậy đời sống của số đông NLĐ hết sức chật vật. Do LTT thấp nên NLĐ dù có nai lưng làm thêm cũng rất khó cải thiện thu nhập. Tiền lương chưa đủ sống trong khi những kiến nghị cải thiện thu nhập không được DN đáp ứng, NLĐ đã ngừng việc tự phát. Ở nhiều nơi xảy ra tranh chấp, kiến nghị của tập thể lao động (thông qua CĐ cơ sở) thường bị xem nhẹ, do vậy cơ hội thương lượng gần như không có. Bỏ qua thương lượng tập thể, theo ông Nguyễn Quang Ngà, Giám đốc Công ty CP Thiết bị Giáo dục Minh Đức (quận Thủ Đức, TP HCM), đồng nghĩa với việc DN từ chối cơ hội ổn định quan hệ lao động. Ở Công ty CP Thiết bị Giáo dục Minh Đức, nếu bức xúc về thu nhập, NLĐ chỉ cần đề đạt nguyện vọng và thương lượng là trách nhiệm của CĐ cơ sở. Chính cơ chế thương lượng linh hoạt nói trên đã giúp Công ty CP Thiết bị Giáo dục Minh Đức ngăn ngừa tranh chấp từ gốc.
Theo ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam, muốn thương lượng hiệu quả thì DN cần tạo điều kiện tối đa để CĐ làm tốt việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của NLĐ. “Thông qua CĐ cơ sở, NLĐ gián tiếp góp ý cải thiện thu nhập với DN. Cơ sở đề xuất do CĐ tập hợp chắc chắn xuất phát từ nguyện vọng số đông công nhân và DN có thể an tâm về điều đó trong quá trình thương lượng, đàm phán” - ông Quảng khẳng định.
Bình luận (0)