Các nội dung được tập trung thảo luận gồm: Quy định tiêu chuẩn các chức danh cán bộ Công đoàn (CĐ) các cấp; tờ trình nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam về công tác tài chính CĐ; tờ trình đề án thực hiện thí điểm mô hình chuỗi hoạt động kinh tế.
Bà Phan Thị Minh Thu, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Giày dép Vĩnh Phong là một cán bộ có năng lực, được đoàn viên tín nhiệm Ảnh: THU HƯƠNG
Tại tổ thảo luận có sự tham gia của Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường, có nhiều ý kiến đóng góp vào dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ CĐ các cấp. Dự thảo quy định tiêu chuẩn chung đối với cán bộ CĐ các cấp về chính trị, tư tưởng và đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; về năng lực, uy tín và kinh nghiệm; trong độ tuổi công tác theo quy định, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ. Dự thảo cũng đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh cán bộ CĐ các cấp. Theo dự thảo, chức danh chủ tịch CĐ cơ sở ngoài các tiêu chuẩn chung còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về năng lực công tác và trình độ. Về năng lực công tác, cần có năng lực thực sự, được đoàn viên và người lao động (NLĐ) tín nhiệm; có năng lực tập hợp đoàn viên và NLĐ; có kỹ năng thuyết phục, vận động, tổ chức các hoạt động CĐ nói chung và có khả năng tham gia đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động về những vấn đề liên quan đến NLĐ và tổ chức CĐ. Về trình độ, có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp do CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở quyết định phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị.
Chiều cùng ngày, hội nghị tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch các chức danh Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII (nhiệm kỳ 2018-2023); thảo luận tại hội trường; thông tin về vấn đề lao động, CĐ trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); báo cáo tiếp thu, giải trình; phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng 90 năm ngày thành lập CĐ Việt Nam.
Bình luận (0)