Với chính sách chăm lo thiết thực này, đã có hàng chục ngàn CN giảm được chi phí sinh hoạt và từng bước ổn định cuộc sống.
Công nhân mua sắm sau giờ tan ca
Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng ưu đãi này. Ở một số địa phương, vẫn còn hiện tượng chủ nhà trọ thu tiền điện, nước của CN cao hơn quy định. Chưa kể sau mỗi đợt tăng lương, nhiều chủ nhà trọ còn tăng giá thuê phòng vô tội vạ và điều này khiến cuộc sống CN càng vất vả hơn. Ví dụ, phòng trọ tôi đang thuê có giá 1 triệu đồng, nước giếng 4.000 đồng/m3, tiền điện là 3.000 đồng/KWh. Trong khi đó, bạn tôi thuê phòng cũng có diện tích tương tự nhưng phải trả 1,2 triệu đồng/tháng, tiền nước giếng 9.000 đồng/m3, tiền điện là 3.500 đồng/KWh. Lực lượng lao động từ tất cả các tỉnh đến làm việc tại các thành phố lớn rất đông. Ngoài nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt của đối tượng rất lớn trong khi TP vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ. Đồng lương CN eo hẹp cũng là nguyên nhân chính khiến họ phải chịu cảnh sống tạm bợ, không bảo đảm an toàn. Tôi còn độc thân, sau khi trừ các khoản chi vẫn còn có thể tích cóp một ít để gửi về quê phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, những đồng nghiệp đã có gia đình, có con nhỏ thì cuộc sống khá chật vật.
Trước thềm Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, tôi mong mỏi tổ chức CĐ chủ động phối hợp chặt chẽ cùng các cấp, các ngành xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ để CN ngoại tỉnh bớt khó khăn. Trước mắt, cần kiểm tra, giám sát và xử phạt các chủ nhà trọ thu tiền điện, nước cao hơn quy định; huy động các nguồn lực trong xã hội để xây dựng nhà lưu trú, nhà trẻ cho CN và con CN để giúp họ an tâm làm việc, từ đó gắn bó lâu dài với TP.
Bình luận (0)