xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có nên cào bằng lương hưu?

A.Chi

(NLĐO) - Bạn đọc Báo Người Lao Động kiến nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét lại cách tính lương hưu cho người lao động trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước, để đảm bảo công bằng cho mọi đối tượng.

Với đa số đại biểu tán thành (93,19% tổng số đại biểu Quốc hội), mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; trong đó, Quốc hội quyết định lùi thời điểm cải cách tiền lương, ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995. Tại Nghị quyết 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Quốc hội quyết nghị sẽ ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thông tin, dự kiến sẽ điều chỉnh lương hưu từ ngày 1-1-2022 cho các đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995, mức điều chỉnh khoảng 7,4%. Đây là nhóm người dễ bị tổn thương, đặc biệt là trước tác động bởi dịch bệnh. Tổng kinh phí điều chỉnh lương hưu cho các đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995, là 12.650 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước sẽ bổ sung cho những người nghỉ hưu trước năm 1995 gần 3.650 tỉ đồng. Riêng đối với những người nghỉ hưu có mức lương thấp hơn 2,5 triệu đồng thì Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung cho những đối tượng này, bảo đảm mặt bằng chung mức lương thấp nhất là 2,5 triệu đồng.

Liên quan đề xuất này, nhiều bạn đọc Báo Người Lao Động đã có cách nhìn trái chiều. Bạn đọc tên Khánh bày tỏ: "Đã nói tăng lương hưu thì nên tăng lương hưu theo số tiền cụ thể 500.000 đồng, hay 1 triệu/người và không nên tăng tỉ lệ%. Nếu bù giá thì nên tăng % chứ không nên nói tăng lương hưu". Một bạn đọc giấu tên thì cho rằng đừng làm cho có hình thức, bởi người nghỉ hưu tại thời điểm 1995 đến nay cũng đã 86 tuổi, vậy bao nhiêu người còn sống để nhận lương hưu? Đồng quan điểm, bạn đọc tên Nguyễn Quang Phong góp ý: Tăng lương hưu để bù trượt giá thì ai cũng như nhau, cũng 1 miệng ăn, 1 cơ thể sinh hoạt để tồn tại... Lấy lương hiện hưởng × % tăng thì vô lý. Bạn đọc San Vu nói thẳng: " Hưởng lương hưu không đươc cào bằng, đóng bao nhiêu hưởng bấy nhiêu".

Ở một góc nhìn khác, bạn đọc Vo Tam đặt câu hỏi: "Còn bao nhiêu người được hưởng lương hưu trước 1995 hiện nay, sắp được quan tâm thì mừng cho người đó . Đâu phải những ai đang hưởng lương hưu không kêu là không khó khăn đâu. Quan trọng là người nhận lương hưu sống như thế nào trong tình hình hiện nay. Tương tự, bạn đọc Lê Tuyên cho rằng chủ trương  ưu tiên tăng lương hưu cho các trường hợp về hưu trước năm 1995 là đúng.. Còn các thành phần khác thì tăng đều 500.000 đồng hay 1 triệu đồng đều nhau. Vì ai cũng là người về hưu.

Có nên cào bằng lương hưu? - Ảnh 1.

Góp ý về bất cập của chính sách BHXH hiện hành, bạn đọc Lê Lý chỉ ra  thực trạng hiện nay cán bộ không chuyên trách phường xã nghỉ hưu có mức lương chưa tới 1,2 triệu đồng. Do vậy Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng cần quan tâm đến những trường hợp này. Một bạn đọc giấu tên kiến nghị Nhà nước và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần xem xét lại cách tính lương hưu cho người lao động trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước, để có mức lương phù hợp, một bên tính 5 năm cuối, một bên thì bình quân cả quá trình đóng BHXH là bất hợp lý. Tương tự, bạn đọc Nguyễn Hữu Thất đề nghị nhà nước có chính sách tăng phần trăm lương cho những người tham gia công tác trong cơ quan nhà nước từ sau năm 1975 đến năm 1995 vì những người này lúc đó hưởng lương quá thấp.

Đề cập đến sự chênh lệch về mức lương hưu giữa các ngành, nghề, bạn đọc Lelam cho rằng không nên nhìn lương của mấy bác Bộ đội về hưu mà nói cao. Vì nhìn bây giờ thì có vẻ khá nhưng cũng chưa thấy hết lỗi vất vả. "Tôi cũng từng là bộ đội rồi về thi đại học tôi hiểu về họ, những sỹ quan hàng năm thậm chí hơn mới được về phép đi hàng trăm km về nhà ít hôm, rồi lại xa vợ, con và gia đình, những lúc con ốm đi viện, bố mẹ mất, ...hầu như không có mặt. Nhiều khi con cái học hành thế nào là phó mặc khả năng của chúng và cô giáo, lúc cần thì không có bố" - bạn đọc này bày tỏ. 

Tương tự, bạn đọc  tên Anh Ba cho rằng đừng so sánh khập khiễng giữa người phục vụ trong quân đội với người làm hành chính dân sự. "Bạn hãy tham gia quân đội hoặc công an bạn sẽ thấy cuộc sống của họ. Đừng chỉ nhìn thấy khi họ nghỉ hưu với mức lương cao mà so sánh" - bạn đọc này nói. 

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng cho biết, mức lương hưu hằng tháng của người lao động cao hay thấp được tính trên cơ sở mức tiền lương tháng làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội và thời gian người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội khi còn làm việc. "Do chính sách tiền lương, chính sách cán bộ, chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta đã trải qua rất nhiều giai đoạn cải cách, thay đổi nên vẫn tồn tại chênh lệch nhất định trong lương hưu của người nghỉ hưu giữa các thời kỳ. Vì vậy, tại Nghị quyết số 28 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã nêu rõ, lương hưu cơ bản được điều chỉnh chủ yếu dựa trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, khả năng của quỹ bảo hiểm xã hội và ngân sách Nhà nước. Đồng thời, quan tâm điều chỉnh thỏa đáng đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo