Theo đó, nội dung pháp luật trọng tâm cần tuyên truyền gồm tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, nhất là những nội dung có tác động lớn đến xã hội, được dư luận quan tâm như: phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, biển đảo; gia đình, trẻ em… Bên cạnh đó, các cấp Công đoàn cần chú trọng tuyên truyền, phổ biến những nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến CNVC-LĐ và tổ chức Công đoàn Việt Nam như: pháp luật lao động, Công đoàn, BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp… Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách của nhà nước, của tổ chức Công đoàn Việt Nam liên quan đến hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho CNVC-LĐ; các chính sách phục hồi thị trường lao động, việc làm, phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.
Để công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đi vào chiều sâu, Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu các cấp Công đoàn tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm như: thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ Công đoàn làm công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật; chú trọng chất lượng tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; chất lượng ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể với những nội dung có lợi hơn quy định của pháp luật cho đoàn viên, người lao động; đổi mới hình thức tuyên truyền và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, nền tảng internet, mạng xã hội.
Bình luận (0)