xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công đoàn đóng góp tích cực vào kết quả phục hồi kinh tế sau đại dịch

Văn Duẩn

(NLĐO)- Sự chủ động của công đoàn, phối hợp cùng doanh nghiệp, người sử dụng lao động vượt qua giai đoạn khó khăn, tạo sự tin tưởng, đồng cảm trong người lao động và cộng đồng doanh nghiệp là nhân tố quan trọng đóng góp vào kết quả phục hồi tích cực kinh tế sau đại dịch.

Sáng 13-7 đã diễn ra Hội nghị Ban chấp hành Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ 11 (khóa XII). Hội nghị có nhiệm vụ thảo luận, xem xét quyết định một số vấn đề quan trọng như: Báo cáo kết quả hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022; tờ trình sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 12b ngày của Ban Chấp hành Tổng liên đoàn về Ban Nữ công quần chúng doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước…, các nội dung chuẩn bị cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam...

Công đoàn đóng góp tích cực vào kết quả phục hồi kinh tế sau đại dịch - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, phát biểu khai mạc hội nghị - Ảnh: Nguyễn Hải

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết hội nghị lần này có nhiệm vụ thảo luận, quyết định một số vấn đề quan trọng như: Báo cáo kết quả hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022; Tờ trình sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 12b ngày 12.7.2017 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam về Ban Nữ công quần chúng doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước…., đặc biệt là các nội dung chuẩn bị cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam như: Đề cương Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam; một số nội dung định hướng lớn sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII; Báo cáo đánh giá kết quả và tình hình thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) và đề xuất định hướng sửa đổi, bổ sung và một số vấn đề quan trọng khác.

Bên cạnh những kết quả tích cực, nổi bật, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề nghị phân tích chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, tìm ra những nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục. Đồng thời dự báo tình hình và những vấn đề cần đặt ra trong những tháng cuối năm, nhất là vấn đề liên quan đến lao động, công đoàn để đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của chương trình công tác năm 2022.

Báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải cho biết Tổng Liên đoàn lần đầu tiên tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết hoạt động công đoàn quý I, quán triệt một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới tại 96 điểm cầu, kịp thời nắm chắc tình hình công nhân, viên chức lao động và hoạt động công đoàn; trực tiếp quán triệt các nội dung trọng tâm của tổ chức Công đoàn. Công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở được các cấp công đoàn đặc biệt quan tâm, sử dụng nhiều biện pháp linh hoạt trong tiếp cận với doanh nghiệp và người lao động.

Công đoàn đóng góp tích cực vào kết quả phục hồi kinh tế sau đại dịch - Ảnh 2.

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải phát biểu

Về nhiệm vụ công đoàn 6 tháng cuối năm, ông Trần Thanh Hải nêu các nhiệm vụ trọng tâm mà các cấp công đoàn cần tập trung chỉ đạo, thực hiện: Thực hiện tốt chủ đề công tác năm 2022, tập trung chỉ đạo, triển khai các chỉ tiêu được giao, nhất là chỉ tiêu đạt thấp. Rà soát, đánh giá bước đầu tình hình công đoàn tham gia thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Cùng với đó, nắm chắc thực hiện tốt việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2022; tổ chức đánh giá tình hình công đoàn tham mưu thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non, nhất là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất... 

Các cấp công đoàn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình hình đoàn viên, người lao động, nhất là tình hình giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách kịp thời cho người lao động; tăng cường tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền của người lao động, về khôi phục và phát triển sản xuất, tham gia phát triển thị trường lao động. 

Tiếp tục tổ chức nghiên cứu sâu một số định hướng lớn trong tổng kết thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII; chỉ đạo các công việc chuẩn bị đại hội công đoàn các cấp. 

Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hoạt động Công đoàn, nhất là các nội dung liên quan đến đời sống, việc làm của công nhân, lao động, phòng chống Covid-19 và các chính sách hỗ trợ cho người lao động...

Công đoàn đóng góp tích cực vào kết quả phục hồi kinh tế sau đại dịch - Ảnh 3.

Ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM, phát biểu tham luận

Trình bày tham luận về công tác phối hợp giữa công đoàn và doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội, ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM, cho biết 6 tháng đầu năm 2022, đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương có bước hồi phục ngoạn mục, tạo tâm lý tin tưởng cho người lao động và doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ các trường hợp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, vận động công nhân, người lao động trở lại làm việc, các cấp Công đoàn TP HCM phối hợp với doanh nghiệp xây dựng các phương án tổ chức sản xuất an toàn, thích ứng linh hoạt, hỗ trợ thực hiện thủ tục thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Về vai trò của tổ chức công đoàn đồng hành trong quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19, từ thực tiễn TP HCM, ông Trung cho biết sự chủ động của công đoàn, phối hợp cùng doanh nghiệp, người sử dụng lao động vượt qua giai đoạn khó khăn, tạo sự tin tưởng, đồng cảm trong người lao động và cộng đồng doanh nghiệp, có thể xem là một nhân tố quan trọng đóng góp vào kết quả phục hồi tích cực kinh tế của TP HCM sau đại dịch.

Theo ông Trần Đoàn Trung, trong quá trình chống chọi với đại dịch, công đoàn cơ sở đã thành lập từ sớm các Tổ an toàn Covid-19 ngay tại doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất, xây dựng phương án hỗ trợ khẩn cấp công nhân, người lao động tương ứng với các cấp độ phong tỏa: Doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu lưu trú tập trung đông công nhân, phương án phối hợp đưa F0 đi điều trị, F1 đi cách ly tập trung theo quyết định của cơ quan chức năng.

Công đoàn đóng góp tích cực vào kết quả phục hồi kinh tế sau đại dịch - Ảnh 4.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Khi dịch bệnh diễn biến quá nhanh, tình huống phát sinh phức tạp, quy mô, số lượng quá lớn, cơ sở y tế quá tải, buộc phải có những biện pháp xử lý tại chỗ, công đoàn đã chủ động phối hợp với doanh nghiệp tổ chức cách ly tại chỗ, điều phối, vận chuyển đi điều trị, cách ly. Phát huy cơ chế chỉ huy thống nhất, phối hợp các nguồn lực tự có (con người, phương tiện, thực phẩm, thuốc) hỗ trợ những trường hợp đặc biệt (số lượng F0 từ vài trăm đến gần 1.000 người/đơn vị). 

"Sự xuất hiện kịp thời của cán bộ công đoàn cấp trên và lãnh đạo LĐLĐ TP HCM trực tiếp có mặt xử lý tình huống tại các điểm phát sinh ổ dịch phức tạp góp phần rất lớn ổn định tư tưởng, tâm trạng công nhân, người lao động, tạo niềm tin, chia sẻ với doanh nghiệp"- ông Trung nói. 

Tiếp đó là việc xây dựng các phương án hỗ trợ, cứu đói khi phải thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt, doanh nghiệp phải ngừng sản xuất; khuyến nghị doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ", "1 cung đường - 2 điểm đến", trong đó đặc biệt quan tâm hạn chế lây nhiễm và an toàn lao động. Trong quá trình này, LĐLĐ Thành phố kiên trì đề xuất ưu tiên tiêm vắc-xin cho đoàn viên, người lao động trực tiếp tham gia sản xuất; phối hợp thực hiện nhanh nhất có thể trong việc vận động, thuyết phục,tổ chức tiêm khi có vắc-xin. 

"Toàn bộ nguồn lực từ nguồn cán bộ công đoàn chuyên trách (dù rất ít ỏi), tài chính và cơ sở vật chất của tổ chức công đoàn TP được huy động để ứng phó với diễn biến tình hình, tập trung vào các công việc: chăm lo theo chính sách, đảm bảo an sinh, hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu, cơ sở vật chất làm công tác hậu cần, địa điểm để thực hiện xét nghiệm, tiêm vắc-xin, làm "căn cứ" cho các trạm y tế lưu động, làm điểm cách ly tạm thời, làm nơi thu dung tạm thời F0, làm nơi thực hiện giãn dân phòng dịch. Giá trị thực hiện chăm lo, hỗ trợ trong toàn đợt dịch xấp xỉ 550 tỉ đồng"- đại diện lãnh đạo LĐLĐ TP HCM nói và cho biết nỗ lực, chủ động của các cấp công đoàn Thành phố đã nhận được sự ghi nhận trân trọng của công nhân, người lao động, của cộng đồng doanh nghiệp và người dân TP.

Bước vào giai đoạn phục hồi sau dịch, bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ các trường hợp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trị liệu phục hồi hậu Covid-19, vận động công nhân, người lao động trở lại làm việc, công đoàn phối hợp với doanh nghiệp để xây dựng các phương án tổ chức sản xuất an toàn, thích ứng linh hoạt, hỗ trợ thực hiện thủ tục thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Song song đó, là việc phát động rộng khắp các phong trào thi đua yêu nước, lao động sáng tạo, nỗ lực phục hồi sản xuất, kinh doanh, duy trì việc làm ổn định. 

Theo ông Trần Đoàn Trung, qua công tác chăm lo Tết, các hoạt động Tháng Công nhân, sự tham gia của công đoàn trong việc vận động, thuyết phục công nhân, người lao động quay trở lại TP làm việc, đóng góp vào phục hồi, tăng trưởng kinh tế của TP HCM là đáng ghi nhận.

Chuỗi hoạt động "Công nhân vui Tết cùng Thành phố" với nhiều hoạt động dành cho gia đình công nhân, công nhân ở trọ, công nhân khó khăn, bị tai nạn lao động, chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19, phiên chợ công nhân cả trực tiếp và trực tuyến, các hội thi, hội thao được tổ chức rộng đều các cấp là minh chứng sống động cho quá trình phục hồi kinh tế - xã hội của TP. Mặt khác, cũng đã có những bước đầu tích cực trong nỗ lực đổi mới hoạt động của công đoàn TP phù hợp với diễn biến thực tiễn theo tinh thần Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị.

Tham gia Chương trình "1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch", công chức, viên chức, công nhân, người lao động TP đã hoàn thành vượt chỉ tiêu giai đoạn I với hơn 57.000 sáng kiến, giá trị làm lợi là 1.646 tỉ đồng, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo