Theo đó, Viện kiểm sát thụ lý việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án, nếu có căn cứ chứng minh chủ thể có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản không thuộc các trường hợp dưới đây, thì có quyền kháng nghị:
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người lao động (NLĐ), Công đoàn (CĐ) cơ sở, CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập CĐ cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với NLĐ mà DN, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ dưới 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
Công đoàn cơ sở, CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập CĐ cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với NLĐ mà DN, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Ngoài ra, Viện Kiểm sát cũng có quyền kháng nghị đối với quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản sau khi xem xét về thẩm quyền giải quyết và xem xét về nội dung của quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Bình luận (0)