xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bao giờ công nhân hết chật vật với lương tối thiểu?

An Chi

(NLĐO) – Qua khảo sát, 69% số công nhân cho biết, họ không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt của mình và 31% cho biết, họ không tiết kiệm được gì từ tiền lương của họ ngoại trừ một khoản tiền từ BHXH nếu họ mất việc.

Tại phiên họp đàm phán lần 1 về nâng lương tối thiểu (LTT) vùng 2020 trong tháng 6, trong khi Tổng LĐLĐ VN (đại diện cho người lao động đề xuất tăng 8% thì Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại diện cho giới chủ - chỉ đề xuất mức tăng 3%.

Phân tích lý do vì sao lại đề xuất mức tăng LTT là 8%, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam - khẳng định tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ) căn cứ trên nhiều cứ liệu thực tế. Cụ thể, tới nay, chỉ số GDP tăng khoảng 7%, năng suất lao động cũng tăng xấp xỉ 6%. Đây là 2 chỉ số vĩ mô có ảnh hưởng tích cực tới việc điều chỉnh tăng LTT vùng cho năm 2020. Trong khi đó, tình hình xuất khẩu khẩu với tỷ lệ đơn hàng ngày càng tăng, đặc biệt ở các ngành sử dụng đông lao động. Điều này cho thấy khả năng chi trả của doanh nghiệp (DN) sẽ ổn định. 

Ở góc nhìn khác, LTT đủ sống là yếu tố cạnh tranh của DN khi tham gia vào CPTPP và EVFTA. "Tăng LTT để NLĐ đủ sống cũng là cách tạo điều kiện cho DB cạnh tranh đơn hàng tốt hơn. Vì vậy, mức đề xuất tăng 3% LTT của đại diện người sử dụng lao động có lẽ chưa phù hợp" – ông Quảng, bày tỏ.

Bao giờ công nhân hết chật vật với lương tối thiểu? - Ảnh 1.

. 69% số công nhân cho biết, họ không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt của mình và 31% cho biết, họ không tiết kiệm được gì từ tiền lương của họ ngoại trừ một khoản tiền từ BHXH nếu họ mất việc

Có thể phác thảo thực trạng về tiền lương qua một báo cáo chuyên sâu về cuộc sống của công nhân (CN) may ở Việt Nam mang tên "Tiền lương không đủ sống và hệ lụy" do Viện Công nhân và Công đoàn (CN - CĐ) và tổ chức Oxfam đã thực hiện. Báo cáo này đã chỉ ra CN may đang phải vật lộn để nuôi sống bản thân và gia đình, để lại hệ lụy lớn đến cuộc sống của họ. Phần lớn CN được phỏng vấn cho báo cáo này đều có mức lương dưới mức lương đủ sống; và đang phải vật lộn để nuôi sống bản thân và gia đình, thậm chí có những lúc bị đói. Nhiều người rơi vào vòng xoáy nợ nần, sống trong điều kiện nghèo nàn, không đủ khả năng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, và không đủ điều kiện chi trả học hành cho con cái.

Bao giờ công nhân hết chật vật với lương tối thiểu? - Ảnh 2.

Công nhân đi chợ chỉ dám mua mớ rau, cái đậu, sống trong nhà trọ tồi tàn, ẩm thấp- ảnh chụp tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội ẢNH: VĂN DUẨN

Cũng theo khảo sát, mức LTT theo quy định của Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức lương một người cần để trang trải các chi phí cần thiết như thực phẩm, nhà ở, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Nhưng ngay cả khi mức lương mà hầu hết CN may kiếm được cao hơn mức LTT quốc gia, thì cũng chưa bằng mức lương được coi là lương đủ sống. Mức LTT trung bình quốc gia tại Việt Nam là 3,34 triệu đồng, chỉ bằng khoảng 37% mức lương của Sàn lương Châu Á và 64% mức lương của Liên minh Lương đủ sống Toàn cầu tính cho Việt Nam. Do vậy, CN đã phải chấp nhận làm thêm để có thêm thu nhập. Theo nghiên cứu trên, CN làm thêm phổ biến ít nhất một giờ mỗi ngày. Tiền làm thêm giờ chiếm khoảng 11-16% thu nhập của họ.


Bao giờ công nhân hết chật vật với lương tối thiểu? - Ảnh 3.

Công nhân đi chợ chỉ dám mua mớ rau, cái đậu, sống trong nhà trọ tồi tàn, ẩm thấp- ảnh chụp tại chợ Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội ẢNH: VĂN DUẨN

Trong một nghiên cứu khác của Tổng LĐLĐVN năm 2018, làm thêm giờ trong ngành may mặc chiếm 18,6% tổng thu nhập của CN. Tiền lương nói trên là chưa nói tới các khoản phụ cấp như phụ cấp thâm niên, đào tạo, công việc nặng nhọc độc hại, hỗ trợ đi lại, nhà ở, thưởng chuyên cần, năng suất và hỗ trợ kinh nguyệt. Các loại và mức phụ cấp cũng khác nhau ở các công ty khác nhau. Do đó, nếu chỉ tính công việc hoàn thành trong giờ làm việc tiêu chuẩn, không tính thêm các khoản phụ cấp khác, lương CN sẽ không đủ sống ở mức cơ bản nhất.

Vẫn theo báo cáo, vì lương không đủ sống, nhiều CN bày tỏ họ cảm thấy tự ti trong cuộc sống, và họ cho biết cuộc sống của họ chỉ bó hẹp trong công việc với mong đợi kiếm thêm thu nhập. Họ phải hy sinh mọi nhu cầu, mong muốn và ước mơ khác để kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt tối thiểu hằng ngày như ăn uống, nhà ở, điện nước. Nhiều CN có kế hoạch và ước mơ cho tương lai, nhưng không nhìn thấy công việc hiện tại có thể giúp họ đạt được ước mơ như thế nào. "Làm đâu tiêu đấy" là thực tiễn phổ biến đối với những NLĐ này. 69% số CN cho biết, họ không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt của mình và 31% cho biết, họ không tiết kiệm được gì từ tiền lương của họ ngoại trừ một khoản tiền từ BHXH nếu họ mất việc.

Đồng lương không đủ sống kéo theo nhiều vấn đề bủa vây. Tiền thuê nhà chưa trả hoặc trả một nửa, nợ một nửa. Ngay cả khi bị ốm, CN cũng không dám nghỉ ngơi. Họ cố gắng chi tiêu ở mức dè sẻn, tối thiểu. Khi ngã bệnh, họ chỉ có cách vay mượn để trang trải các chi phí điều trị. Họ mua và mặc loại quần áo rất rẻ và kém chất lượng. Họ không có tiền dư để phòng khi gia đình gặp khủng hoảng hoặc trong trường hợp khẩn cấp. CN cho biết, họ không mấy khi đi chơi hoặc chi tiêu cho các hoạt động vui chơi, giải trí. Họ thậm chí ít về thăm gia đình hoặc về quê thăm người thân vì các chi phí liên quan đến tàu xe, đi lại. CN buộc phải vay mượn từ bạn bè trong chuyền hay những CN khác ở cùng khu nhà trọ để mua xe đi làm, chi phí khám-chữa bệnh và thuốc men, trả chi phí học hành cho con cái.

Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương khẳng định: Đến năm 2020 mức LTT bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ. Với đề xuất 3% mà VCCI đưa ra, liệu đến bao giờ CN mới có thể sống được bằng lương

37% số công nhân luôn ở trong tình trạng vay nợ

"37% số CN được phỏng vấn trong nghiên cứu cho biết, họ luôn ở trong tình trạng vay nợ từ bạn bè, người thân hay hàng xóm để bù lấp thiếu hụt chi tiêu trong tháng. Để khắc phục khó khăn về tài chính, CN nghĩ ra cách để có tiền trang trải cho các chi phí đột xuất bằng cách tham gia chơi hụi. Mặc dù chơi hụi không khiến CN nợ nần, nhưng điều này cho thấy sự mong manh về khả năng tài chính của họ"- TS Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện CN-CĐ, Trưởng nhóm nghiên cứu - chia sẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo